Lý giải được tại sao chim hải âu cổ rụt lại có chiếc mỏ lớn

Nghiên cứu về loài chim hải âu cổ rụt có mỏ lớn, nhóm khoa học Mỹ - Canada cho rằng mỏ chim tiến hóa theo hướng to lên để giúp chim tỏa nhiệt cơ thể trong các chuyến bay kiếm mồi.

Theo EurekAlert, các nhà khoa học ở Đại học McGill, Canada và Đại học California, Mỹ, đã phát hiện ra rằng những cái mỏ khổng lồ ở chim hải âu cổ rụt giúp chúng thải nhiệt dư thừa do cơ thể tạo ra trong chuyến bay.

Lý giải được tại sao chim hải âu cổ rụt lại có chiếc mỏ lớn
Chim hải âu cổ rụt với chiếc mỏ lớn.

Loài chim biển Fratercula cirrhatahải âu cổ rụt hay còn gọi là hải âu mỏ sáng, sống thành đàn đông đúc trên bờ Bắc Thái Bình Dương. Ở Nga, chúng được tìm thấy ở Kamchatka, Chukotka, Sakhalin, Kuril và các đảo Commander.

Loài hải âu này có kích thước bằng một con quạ, nhưng nổi bật nhờ một cái mỏ lớn màu đỏ. Thức ăn chính là cá nhỏ và chúng thường bay ra biển khơi để kiếm ăn.

Công bố kết quả nghiên cứu trên Journal of Experimental Biology, các nhà khoa học cho biết đã sử dụng máy chụp ảnh nhiệt để theo dõi sự trở về của những con hải âu cổ rụt từ chuyến bay, ghi lại nhiệt lượng do chim tạo ra.

Trong vòng 30 phút sau khi hạ cánh, nhiệt độ của mỏ chim đã giảm 5°C (từ 25°C xuống 20°C), trong khi nhiệt từ lưng chim hầu như không thay đổi. Mỏ chim chiếm 10-18% tổng lượng trao đổi nhiệt, mặc dù diện tích của mỏ chỉ bằng 6% tổng diện tích cơ thể của con chim.

Theo giáo sư Kyle Elliott ở Đại học McGill, mỏ đã trở thành một công cụ tiến hóa để làm mát chim trong chuyến bay. Trong suốt chuyến bay, sự giải phóng năng lượng ở chim tăng lên đáng kể. Như được phát hiện qua các nghiên cứu về các loài chim mỏ lớn, trong chuyến bay, mức tiêu thụ năng lượng của chúng cao hơn 31 lần so với lúc nghỉ ngơi. Điều này tạo ra một lượng nhiệt đáng kể. Tác giả chính của công trình nghiên cứu Hannes Schraft nói rằng các loài chim này toả ra nhiều nhiệt trong chuyến bay như một chiếc đèn sợi đốt.

Cơ thể của chim được cách nhiệt tốt nhờ lớp lông, điều này là cần thiết cho chúng khi lặn xuống nước của đại dương, vì vậy, mỏ phục vụ cho điều chỉnh nhiệt. Giáo sư Kyle Elliott chia sẻ rằng kết luận trên xác nhận ý tưởng rằng sự điều hòa nhiệt độ cơ thể đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành tiến hóa mỏ ở một số loài chim.

Đây cũng là một ví dụ về sự cân bằng, khi cấu trúc bên ngoài được củng cố để thực hiện một chức năng mới. Theo cách tương tự, đôi tai của loài thỏ sống trên sa mạc đã trở nên lớn hơn để giúp chúng hạ nhiệt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho báo tuyết

Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho báo tuyết

Con báo tuyết cái được các bác sĩ thú y cấy ghép thấu kính nội nhãn để chữa đục thủy tinh thể do tuổi già.

Đăng ngày: 30/11/2019
Bò xem phim VR vắt được nhiều sữa hơn

Bò xem phim VR vắt được nhiều sữa hơn

Nghiên cứu cho rằng xem một số hình ảnh có thể giúp bò thoải mái, cho ra nhiều sữa hơn.

Đăng ngày: 29/11/2019
Hóa ra cá heo cũng có

Hóa ra cá heo cũng có "tay thuận" và nó giống loài người đến ngoài sức tưởng tượng

Cộng đồng cá heo hóa ra cũng chia ra 2 phe: thuận bên trái và thuận bên phải.

Đăng ngày: 29/11/2019
Hươu chết với 7kg nhựa trong dạ dày

Hươu chết với 7kg nhựa trong dạ dày

Xác con hươu hoang dã với đầy rác thải nhựa trong dạ dày được tìm thấy ở Thái Lan lên hồi chuông cảnh báo về ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 27/11/2019
Hàu tạo ra ngọc trai như thế nào?

Hàu tạo ra ngọc trai như thế nào?

Mặc dù không phải là loài có khả năng tạo ra ngọc trai nhiều nhất nhưng hàu cho đến nay vẫn là loài động vật thân mềm chủ yếu được nuôi để cấy ngọc trai. Vậy làm sao để hàu có thể tạo ra ngọc trai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Đăng ngày: 27/11/2019
Đây là công thức chính xác nhất để đổi tuổi chó ra tuổi người

Đây là công thức chính xác nhất để đổi tuổi chó ra tuổi người

Vào thời điểm răng sữa bắt đầu mọc, 7 tuần tuổi của chó tương ứng với 9 tháng tuổi của con người.

Đăng ngày: 27/11/2019
Loài cóc mào được cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhờ thụ tinh nhân tạo

Loài cóc mào được cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhờ thụ tinh nhân tạo

Một con cóc Puerto Rico cực kỳ nguy cấp lần đầu tiên được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm trong nỗ lực của các nhà khoa học Mỹ nhằm cứu loài cóc mào khỏi sự tuyệt chủng, tuyên bố này vừa được đưa ra hôm thứ Sáu.

Đăng ngày: 25/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News