Lý giải hiện tượng miếng thịt trâu động đậy khiến cư dân mạng hết hồn

Hẳn nhiều người sẽ đứng hình khi chứng kiến, miếng thịt trâu mới mua về đột nhiên... "nhảy múa" như có ai đang điều khiển.

Giải thích hiện tượng miếng thịt nhảy múa như ma ám

Mới đây, cư dân mạng đang lan truyền đoạn clip về hiện tượng lạ: miếng thịt trâu mới mua về đột nhiên... nhảy múa như bị "ma làm".


Miếng thịt nhảy múa. (Ảnh chụp từ clip).

Để thấy rõ hơn, mời các bạn xem clip dưới đây.


Clip về miếng thịt trâu "nhảy múa" đang lan truyền mạnh trên cộng đồng mạng.

Sự việc lần này khiến nhiều người nhớ ngay đến trường hợp chú cá dù bị mất đầu nhưng vẫn giãy đành đạch vài tháng trước.

Đã có rất nhiều ý kiến bình luận lý giải cho hiện tượng kỳ quái này, nhưng kết quả thì vẫn mỗi người mỗi ý. Người thì cho rằng thịt trâu đã nhiễm ký sinh trùng như giun, sán... khiến nó quằn quại. Người khác thì lại tin rằng có hiện tượng siêu nhiên bí ẩn gì ở đây.

Vậy thực hư mọi chuyện như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Lý do gì khiến thịt trâu biết "nhảy múa"?

Thực chất, hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở thịt trâu. Vào cuối tháng 6/2015, một người phụ nữ tại Trung Quốc cũng đăng tải một đoạn video tương tự. Cụ thể, miếng thịt bò cô vừa mua đột nhiên... động đậy một cách rất bí ẩn.

Lúc đầu, cô cũng cho rằng miếng thịt mua về có giun sán, nhưng khi mổ ra thì không thấy gì - đó là một miếng thịt hoàn toàn bình thường.

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng đây đơn thuần chỉ là hiện tượng co thắt dây thần kinh ở động vật mới giết mổ. Theo Lv Suwen - một chuyên gia về động vật học người Trung Quốc, sau khi bị giết mổ - hệ thần kinh trung ương của con vật chắc chắn đã chết.

Tuy nhiên, khi vừa giết mổ xong, những bó dây thần kinh khác vẫn chưa chết hẳn. Do đó, khi gặp chênh lệch về nhiệt độ, các cơ bắp trên miếng thịt có thể co thắt, tạo nên hiện tượng "thịt nhảy múa" khiến nhiều người... rụng tim. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau một khoảng thời gian ngắn - khoảng vài chục phút đến 1 giờ đồng hồ sau đó.

Ngoài ra, Suwen cũng chia sẻ thêm rằng hiện tượng "thịt nhảy múa" chỉ đến từ các loài động vật mới giết mổ. Điều này chứng tỏ rằng miếng thịt bò của người phụ nữ, và miếng "thịt trâu lạ" phía trên thực sự rất tươi ngon.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 03/02/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 25/01/2025
Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Đăng ngày: 25/01/2025
Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.

Đăng ngày: 25/01/2025
Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Đăng ngày: 20/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News