Lý giải nguyên nhân khí quyển Mặt trời nóng hơn bề mặt

Các khoa học gia đã có trong tay những bằng chứng thuyết phục nhất để giải thích vì sao bầu khí quyển Mặt trời lại có nhiệt độ khủng khiếp hơn rất nhiều so với bề mặt của chính nó.

Lớp khí quyển đầu tiên của Mặt trời là quang quyển, có nhiệt độ rơi vào khoảng 6.000 độ K (khoảng 5.700 độ C), trong khi vầng hào quang xung quanh lại nóng hơn gấp 300 lần.

Jeff Brosius - nhà khoa học vũ trụ tại ĐH Catholic, bang Washington, đồng thời là một chuyên viên cấp cao tại NASA cho biết: "Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi, vì thông thường khi tránh xa khỏi nguồn nhiệt, nhiệt độ phải giảm đi”.

Qua một số quan sát, lời giải đáp có liên quan đến thuật ngữ mới: Nanoflares - chỉ hiện tượng những đợt bùng nổ nhiệt và năng lượng nhỏ và liên tục phía bên trong Mặt trời.

Đặc biệt, các chuyên gia cần chỉ dựa vào dữ liệu được thu thập trong vòng 6 phút của một dự án tên lửa ít tốn kém nhất tại NASA - dự án tên lửa thăm dò EUNIS.

Tên lửa EUNIS được phóng vào năm 2013, được trang bị máy quang phổ đặc biệt nhạy cảm. Chiếc mày này sẽ tổng hợp các thông tin từ sóng ánh sáng, đưa ra các tia thành phần ở một nhiệt độ nhất định, cung cấp hình ảnh mỗi 1,3 giây trên bề mặt của Mặt trời.

Một số lý thuyết trước đây cho rằng, năng lượng từ trường của Mặt trời chuyển thành nhiệt lượng tại vùng hào quang làm gia tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, chưa một ai có thể đưa ra bằng chính xác về nguồn năng lượng đã gây nên hiện tượng này, do hạn chế của khoa học kỹ thuật.

Các khoa học gia ước đoán, các vụ nổ nanoflares có thể đốt nóng bầu khí quyển mặt trời lên tới 10 triệu độ K. Các dải nhiệt thành phần được làm nguội khá nhanh, nên thông thường nhiệt độ vầng hào quang chỉ khoảng 1 - 3 triệu độ K.

Tuy nhiên, các tia nhiệt cực cao vẫn tồn tại. Máy quang phổ từ tên lửa EUNIS đã xác định được các bước sóng ánh sáng gây nên lượng nhiệt 10 triệu độ K, tuy mờ nhạt nhưng vẫn tồn tại. Đây là những tia đến từ các vụ nổ nhiệt nanoflares.

Theo Brosius, việc xác định rõ ràng được dải nhiệt này là một bước tiến lớn, chứng minh nanoflares có tồn tại. Theo Adrian Daw - trưởng nhóm nghiên cứu dự án EUNIS: “Đây là một bước tiến lớn trong nghiên cứu bởi phát hiện này cho thấy rằng, những thứ nhỏ và ít tốn kém như tên lửa thăm dò có thể đem lại kết quả ngoài mong đợi".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News