Lý giải nguyên nhân mực đổi ống đổi màu khi bị "điểm huyệt"
Nhiều bạn đang share nhau video thú vị khiến bạn "há hốc miệng" về chú mực biết đổi màu trong tích tắc. Bạn không tin ư, hãy cùng xem video dưới đây.
- Loài mực ống phát sáng kỳ quái mới
- Phát hiện "mực ngoài hành tinh" khổng lồ dài 8m
- Mực “bay” trên biển
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao cơ thể mực ống có những phản ứng hết sức kỳ lạ khi bị con người “điểm huyệt”.
Bạn cho rằng, điều gì đã xảy ra với chú mực đó vậy? Phải chăng chú mực đã bị "điểm huyệt" khiến toàn thân tê liệt và bị đổi màu? Và cơ chế nào khiến chú mực đó có khả năng tài tình đến vậy. Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Mực ống là một trong số ít các loài động vật trên thế giới có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc trên da. Chúng sẽ thay đổi màu sắc của mình tùy vào bản chất môi trường ở những nơi mà chúng đi qua: ở vùng nước sâu, chúng thường chuyển sang màu tím nâu, nhưng khi được đem lên bờ hoặc ở vùng nước nông, trạng thái màu sắc của chúng sẽ chuyển từ tối sang xanh hơi ngả vàng.
Chịu trách nhiệm cho những sự thay đổi màu sắc ở mực chính là hàng ngàn tế bào sắc tố cư ngụ bên dưới lớp da. Tùy vào lượng sắc tố mà màu sắc của mực sẽ trở nên đậm hơn hay nhạt. Một hệ thống phức tạp gồm dây thần kinh và các cơ bắp điều khiển sự đóng mở của tế bào sắc tố.
Khi tác động vào trung khu thần kinh này, việc truyền tải màu sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo việc tế bào sắc tố xung quanh phần thân sẽ biến mất ngay tức khắc.
Trong thí nghiệm trên, ta có thể quan sát thấy hiện tượng cơ thể của mực ống thay đổi màu sắc nhanh chóng sau mỗi lần bị dụng cụ của các nhà khoa học tác động.
Hiện tượng này xảy ra chính là do dây thần kinh ở phần trung khu thần kinh bị tác động mạnh, khiến cho hệ thống sắc tố ở mực không kiểm soát được, khiến màu sắc ở mực biến mất ngay tức khắc.
Một điều đặc biệt, các túi sắc tố ở phần thân và râu mực hoạt động rất độc lập với nhau, vì thế mà khi nhà khoa học đâm dụng cụ vào nửa thân trên hay phần râu ở dưới cũng chỉ có khu vực đó bị đổi màu.
Trộn lẫn cùng với các tế bào sắc tố của mực còn có leucophores. Những tế bào leucophores này có một lớp màu xanh óng ánh, phản chiếu những màu sắc của môi trường xung quanh, giúp cho mực dễ dàng ẩn mình vào trong dòng nước.