Lý giải vì sao nước Mỹ hứng chịu "mùa đông thảm họa" -50 độ C
Theo các nhà khoa học, quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu có liên hệ tới hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như đợt lạnh này ở Mỹ.
>>> Giá rét tại Mỹ và Canada tiếp tục diễn biến phức tạp
Người dân Mỹ đang chìm trong những ngày thời tiết giá lạnh bậc nhất trong lịch sử khi nhiệt độ ở nhiều vùng xuống tới -50 độ C - mức nhiệt thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Giới khí tượng học của nước Mỹ cho biết, đợt giá lạnh mà Mỹ và một số nước Bắc Mỹ đang phải hứng chịu đến từ một hiện tượng thời tiết cực đoan được gọi là lốc xoáy vùng cực (polar vortex).
Cơn lốc xoáy vùng cực đang tràn xuống phía Nam, gây ra những đợt giá lạnh cho nước Mỹ
Lốc xoáy vùng cực là các khối khí lớn, rất lạnh có mặt ở hai cực (Bắc Cực và Nam Cực) của Trái đất. Không khí lạnh bên trong các cơn lốc xoáy này sẽ liên tục xoáy tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Khi di chuyển trong không trung, không khí của lốc xoáy sẽ ngày một lạnh và "đặc" hơn. Do đó, khi những lốc xoáy Bắc Cực tràn xuống nước Mỹ, chúng đem theo trận bão tuyết với mật độ dày đặc, cùng nền nhiệt thấp khiến cho một số nơi, tuyết trước khi rơi xuống đã đóng thành băng đá khiến cho cả nước Mỹ dường như "đông đá".
Biên tập viên thời tiết Jason Samenow của Washington Post đã mô tả xoáy cực: "Chúng là một khối khí lạnh kèm bão có xuất xứ từ Bắc Cực. Chúng thường lưu thông ở Bắc Cực, đôi khi, một số xúc tu của nó sẽ trượt về phía Nam". Việc không khí lạnh từ lốc xoáy vùng cực đổ bộ lên các khu vực ở phía Nam vùng cực là hoàn toàn bình thường nhưng năm nay, mức độ "xâm lấn" xuống miền Nam của cơn lốc xoáy này là lớn.
Chính bởi luồng khí lạnh này lấn rất sâu về phía Nam, khiến cho một phần của cơn lốc xoáy vùng cực xâm lấn vào cả lãnh thổ của Mỹ, gây nên tình trạng giá lạnh bậc nhất trong lịch sử như vậy.
Một số nhà khoa học Mỹ cho rằng, quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu có liên hệ tới các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như đợt lạnh này ở Mỹ. Theo đó, băng tan chảy nhiều, nền nhiệt ở Bắc Cực sẽ tăng, quỹ đạo quen thuộc của những cơn gió ở Bắc Cực chỉ di chuyển trong phạm vi Bắc Cực sẽ bị phá vỡ, khiến nhiều khối lạnh tiến về phía Nam. Do vậy, việc cơn lốc xoáy vùng Bắc Cực đổ bộ vào nước Mỹ vừa qua là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt như vậy, chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân ở trong nhà, không nên ra ngoài đường khi không thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn cũng như sức khỏe của bản thân bởi da thịt con người chỉ cần tiếp xúc với cái lạnh này trong 5 phút là có thể bị tê cóng.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
