"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
Một loài cá chép cực kỳ quý hiếm có biệt danh là "Ma sông Mekong" (tên khoa học: Aaptosyax grypus) tưởng như đã tuyệt chủng trong gần hai thập kỷ qua bất ngờ xuất hiện mới đây ở Campuchia.
Cá chép khổng lồ có biệt danh là "Ma sông Mekong" vừa được tìm thấy ở Campuchia. (Ảnh: Wonders of the Mekong/University of Nevada, Reno).
Cá chép khổng lồ này - vốn chỉ được tìm thấy ở sông Mekong thuộc khu vực châu Á - là một trong những loài cá bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới. Chúng được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN).
Theo Newsweek, kể từ năm 2004, không có con cá chép trưởng thành khổng lồ nào được ghi nhận, thế nhưng mới đây, một cá thể dài gần 1m nặng 6kg đã được nhìn thấy tại một khu chợ địa phương ở Campuchia, theo thông tin từ ông Chan Sokheng, một nhà sinh vật học từ Cơ quan Quản lý Thủy sản Campuchia.
Mặc dù con cá đã chết khi được tìm thấy, thế nhưng người ta vẫn hy vọng rằng, loài cá này hiện vẫn tồn tại trên con sông Mekong có chiều dài 4.345km chứ chưa phải rơi vào tình trạng tuyệt chủng.
Sông Mekong chảy qua sáu quốc gia châu Á được xem là “trung tâm” của đa dạng sinh học toàn cầu, và là nơi sinh sống của gần 1.000 loài cá khác nhau, bao gồm một số loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là nơi duy trì nguồn sinh kế của hàng triệu người dân sinh sống dọc con sông này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã liên tục nêu cảnh báo về việc dòng sông đang phải chịu áp lực lớn gây nên bởi nhiều con đập lớn nhỏ, tình trạng đánh bắt quá mức cùng với tác động của biến đổi khí hậu.
Không chỉ “Ma sông Mekong”, một số loài cá da trơn cỡ lớn khác trên sông Mekong cũng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Sự thật về loài gấu ăn thịt hung tợn trong truyền thuyết Australia
Tuy có ngoại hình giống với gấu koala, nhưng drop bear lại có tính cách hung tợn và đáng sợ hơn rất nhiều.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.
