Mải "đánh chén" hà mã, linh cẩu bị sư tử phục kích

Bầy linh cẩu mải mê ăn xác hà mã đến mức không phát hiện đôi sư tử đực đang áp sát để giết gọn chúng.

Mải đánh chén hà mã, linh cẩu bị sư tử phục kích
Cuộc đối đầu giữa sư tử và bầy linh cẩu.

Jordan Nell, một cán bộ lâm nghiệp giàu kinh nghiệm, chứng kiến cuộc đụng độ giữa sư tử và bầy linh cẩu trong lúc chạy xe qua khu vực Bắc Sabi Sands, Nam Phi, Latest Sightings hôm 6/8 đưa tin. Hai con sư tử đực thuộc nhóm Mantimahle đi ra từ khu bảo tồn Manyeleti. Nhóm của Nell bám theo chúng ở khoảng cách gần và theo dõi mọi cử động của chúng. Những con sư tử lang thang qua bụi rậm bất ngờ ngẩng đầu do phát hiện động tĩnh ở cách đó không xa.

Nell nhìn theo hướng chúng quan sát và rất bất ngờ khi thấy bầy linh cẩu 3 con đang ăn xác hà mã. Hai con sư tử đực nhanh chóng hành động và tiếp cận đối phương. Chúng di chuyển khẽ đến mức những con linh cẩu không hề phát hiện cho tới khi quá muộn. Một con linh cẩu trong số đó nhanh chân bỏ trốn kịp thời nhưng hai con còn lại không may mắn như vậy.


 (Video: Latest Sightings)

Linh cẩu không tìm cách hạ gục hà mã mà thường ăn xác thối. Nhiều khả năng con hà mã đã chết trước đó, hoặc một động vật ăn thịt khác giết chết nó. Tuy nhiên, một bầy linh cẩu đủ lớn có thể tấn công hà mã ốm yếu. Đôi sư tử lập tức giết hai con linh cẩu để đoạt mồi và thỏa mãn với bữa ăn no nê.

Sư tử và linh cẩu là đối thủ cạnh tranh tự nhiên, vì vậy sư tử sẽ tận dụng bất kỳ cơ hội nào để loại bỏ linh cẩu khỏi môi trường sống của chúng. Sư tử mạnh hơn nhiều so với linh cẩu nên có thể dễ dàng giết chúng.

Sư tử châu Phi (Panthera leo) phân bố chủ yếu ở khu vực châu Phi hạ Sahara. Đây là loài mèo duy nhất trên thế giới sống theo đàn. Sư tử cái là những thợ săn chính, con mồi gồm linh dương, ngựa vằn, linh dương đầu bò và một số loài thú khác. Sư tử đực phụ trách bảo vệ lãnh thổ của cả đàn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng hình ảnh và âm thanh cho thấy:

Bằng chứng hình ảnh và âm thanh cho thấy: "Sói ma" Nhật bản có thể vẫn còn tồn tại

Sâu trong những ngọn núi sương mù ở miền trung Nhật Bản, một bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ vẫn còn tồn tại.

Đăng ngày: 08/08/2024
Làm thế nào cá lấy oxy từ nước nhanh như vậy?

Làm thế nào cá lấy oxy từ nước nhanh như vậy?

Trong nước có lượng oxy ít ỏi, thế nhưng cá lại có khả năng hấp thụ khoảng 75% oxy đi qua chúng; gấp đôi tỷ lệ oxy mà phổi của chúng ta chiết xuất từ ​​​hơi thở

Đăng ngày: 07/08/2024
Cận cảnh loài rắn độc mới được phát hiện tại Việt Nam

Cận cảnh loài rắn độc mới được phát hiện tại Việt Nam

Các nhà khoa học và sinh vật học từ nhiều quốc gia khác nhau đã đến vùng duyên hải miền Trung Việt Nam nghiên cứu, khảo sát và phát hiện một loài rắn lục mới.

Đăng ngày: 07/08/2024
Liệu số phận của con người có bị đe dọa khi ngày càng có nhiều loài động vật bước vào

Liệu số phận của con người có bị đe dọa khi ngày càng có nhiều loài động vật bước vào "Thời kỳ đồ đá"?

Sử dụng công cụ bằng đá từ lâu đã được xem như một biểu tượng của trí tuệ con người.

Đăng ngày: 06/08/2024
Hà mã chống chọi quyết liệt trước bầy sư tử

Hà mã chống chọi quyết liệt trước bầy sư tử

Trong thế giới tự nhiên, có lẽ chỉ hà mã đủ sức làm điều này khi đối đầu với bầy sư tử.

Đăng ngày: 05/08/2024
Côn trùng trên cạn lớn nhất châu Nam Cực nhỏ hơn hạt đậu

Côn trùng trên cạn lớn nhất châu Nam Cực nhỏ hơn hạt đậu

Ruồi nhuế Nam Cực chỉ dài 2 - 6 mm, có thể sinh tồn ở mức nhiệt -15 độ C và vẫn sống khi bị đông cứng suốt 9 tháng.

Đăng ngày: 05/08/2024
Thú mỏ vịt săn mồi như thế nào khi tai và mắt nhắm?

Thú mỏ vịt săn mồi như thế nào khi tai và mắt nhắm?

Thú mỏ vịt có giác quan thứ sáu để phát hiện tín hiệu điện trong nước, điều mà chúng ta nghĩ chỉ động vật dưới nước mới có thể làm được, như cá mập.

Đăng ngày: 04/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News