Mạng Internet kết nối các hành tinh trong hệ Mặt Trời
NASA dự kiến phát triển hệ thống thông tin liên lạc giữa các hành tinh trong hệ Mặt Trời, có chức năng giống như mạng Internet trên Trái Đất.
Theo UPI, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang cài đặt phần mềm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) giúp việc trao đổi thông tin nhanh hơn và dễ dàng hơn. Điều này cũng tạo tiền đề để thiết lập hệ thống Internet bao phủ toàn bộ hệ Mặt Trời trong tương lai.
Giao thức truyền thông tin mới gọi là Mạng lưới Chống Gián đoạn (Disruption Tolerant Networking - DTN) được bổ sung vào hệ thống TReK (Telescience Resource Kit) của ISS. TreK là hệ thống phần mềm ứng dụng cho phép người dùng gửi và nhận thông tin từ một cơ sở dưới mặt đất đến điểm chuyển giao tín hiệu ISS ở khoảng cách 400km so với Trái Đất.
Hệ thống thông tin liên lạc giữa các hành tinh trong hệ Mặt Trời. (Ảnh: NASA).
Ở Trái Đất, thông tin được lan truyền từ điểm này đến điểm khác trên mạng Internet thông qua một loạt các nút (node), hay giao điểm truyền tải thông tin. Chúng cần được kết nối liên tục và bền vững trong quá trình truyền dữ liệu.
Trong vũ trụ, quá trình truyền dữ liệu có thể bị gián đoạn bởi sự chuyển động liên tục của các hành tinh và vệ tinh. Đối với hệ thống DTN, dữ liệu di chuyển theo những bước nhảy ngắn giữa các nút có thể là vệ tinh hoặc trạm chuyển tiếp. DTN lưu lại dữ liệu và chỉ gửi đi khi một nút có thể thiết lập liên kết an toàn với nút kế tiếp. Chính vì thế các gói dữ liệu không bị mất đi, lỗi phát sinh cũng được giảm thiểu.
Phương pháp truyền thông tin mới hứa hẹn có thể áp dụng trên Trái Đất, nơi liên kết truyền tin có thể không ổn định, chẳng hạn tại hiện trường một thảm họa.
"Những kinh nghiệm của chúng tôi đối với DTN trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) dẫn đến nhiều ứng dụng khác trên đất liền, đặc biệt là cho truyền thông di động, trong đó các kết nối có thể không ổn định và thiếu liên tục", Vinton Gray Cerf, Phó chủ tịch của Google, cho biết.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
