Mảnh vỡ của "quả cầu lửa Valentine" rơi xuống thành phố đá ở Italy

Một thiên thạch đã rơi xuống ban công ngôi nhà ở ngoại ô Matera - thành phố đá cổ kính và đẹp như tranh vẽ ở miền Nam Italy vào ngày 14/2.

"Vật thể này, di chuyển với tốc độ khoảng 322 km/h, được phát hiện trên bầu trời ở vùng Puglia và Basilicata vào ngày 14/2, trước khi rơi xuống ban công nhà của anh em Gianfranco và Pino Losignore. Điều đó khiến nó được đặt tên là “quả cầu lửa của ngày lễ tình nhân”, theo Guardian.


Mảnh vỡ của thiên thạch ở Matera. (Ảnh: Gianfranco Lossignore/ Guardian).

Lúc đầu hai anh em không nhận ra thiên thạch. Cả hai đang trong quá trình kiểm tra các tấm pin mặt trời tại nhà thì ba ngày sau, họ mới nhận thấy một tấm bị hư hại và các mảnh vỡ màu xám nằm rải rác trên ban công.

“Tôi không có ở nhà khi sự việc xảy ra nhưng mẹ tôi đang ở dưới tầng hầm vào thời điểm đó và nghe thấy một tiếng nổ lớn. Bà ấy lo lắng nhưng đó là một ngày khá gió nên nghĩ rằng đây có thể là cành cây. Chúng tôi không bao giờ ngờ rằng nó lại là một thiên thạch”, anh Gianfranco cho biết.

Cho đến nay, hơn 70 gram mảnh vỡ đã được thu thập để nghiên cứu, và chúng sau đó sẽ được trưng bày trong bảo tàng. Chúng sẽ được phân tích chi tiết để xác định thành phần hóa học, đặc điểm khoáng vật học phục vụ cho việc phân loại thiên thạch, News Italy đưa tin.

Carmelo Falco, đại diện của Prisma - dự án do Viện Vật lý Thiên văn của Italy điều hành, cho biết trong khi nhiều thiên thạch va vào Trái Đất, điều hiếm gặp trong sự việc ở Matera là thiên thạch rơi xuống bề mặt sạch nên không bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, cũng hiếm khi thiên thạch rơi xuống khu vực mà các mảnh vỡ của chúng có thể dễ dàng được thu gom.

Mô tả về những mảnh vỡ thiên thạch, ông Falco cho biết nó rất mềm, giống như cát và tinh khiết. “Gần như thể chúng tôi đã thu thập nó trực tiếp từ không gian”, ông nói.

Domenico Bennardi, Thị trưởng của Matera, một thành phố được biết đến với những ngôi nhà trong hang động được chạm khắc từ đá vôi, cho biết phát hiện này đã khơi dậy nhiều cảm xúc cho người dân.

“Thật không thể tin được là những mảnh đá từ không gian giờ đã rơi xuống thành phố đá”, ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News