Mất bao lâu để hồi phục khi gãy xương cẳng chân?

Người bị gãy xương chày mất ít nhất 4-6 tháng để vết thương lành lại. Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình hồi phục.

Theo Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ, xương chày hay xương ống đồng (ống chân, cẳng chân) là loại xương dài, dễ gãy nhất trong cơ thể. Gãy xương ống đồng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của ống chân, kéo dài từ đầu gối xuống đến trên mắt cá chân.

Cẳng chân được tạo thành từ hai bộ phận là xương chày và xương mác. Trong đó, xương chày chiếm diện tích lớn hơn, có nhiệm vụ hỗ trợ phần lớn trọng lượng cơ thể và là phần quan trọng của khớp gối, khớp mắt cá chân.

Va chạm xe, thi đấu thể thao cũng có thể khiến xương chày bị gãy. Trong nhiều trường hợp, xương mác sẽ bị ảnh hưởng khi xương chày gặp phải chấn thương.

Phân loại

Gãy xương chày, xương mác thường được phân loại tùy thuộc vị trí gãy (xa, giữa, gần); hình dạng vết gãy. Dựa trên những yếu tố đó, gãy xương chày, xương mác được chia thành 5 loại:

  • Gãy ngang: Vết gãy là một đường thẳng nằm ngang, đi qua trục xương chày.
  • Gãy xiên: Vết thương có đường xiên ngang trục.
  • Gãy xoắn ốc: Đường đứt gãy bao quanh trục như các đường sọc, nguyên nhân là lực xoắn gây ra, đây cũng là loại phổ biến của các cầu thủ, va chạm khi chơi thể thao.
  • Gãy thành 3 mảnh trở lên.
  • Gãy hở/kép: Các mảnh xương nhô ra qua da hoặc xiên vào nhau. Loại này thường gây nhiều tổn thương cho các cơ, gân và dây chằng xung quanh. Bệnh nhân có biến chứng cao hơn, đặc biệt là nhiễm trùng, mất nhiều thời gian để chữa lành.

Khi bị gãy xương cẳng chân, bệnh nhân sẽ không thể đi lại, biến dạng ống chân. Nếu gãy hở, phần xương sẽ nhô ra trên da tại vị trí chấn thương. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ phải chịu nhiều đau đớn, mất cảm giác ở bàn chân.

Mất bao lâu để hồi phục khi gãy xương cẳng chân?
Từ trái qua phải là các loại chấn thương cẳng chân: Gãy xoắn ốc, gãy thành nhiều mảnh, gãy xương hở, xuyên qua da. (Ảnh: Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ).

Điều trị

Tùy từng tình trạng, mức độ mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật phù hợp với những người không thể đáp ứng phẫu thuật do sức khỏe kém, ít hoạt động, bị gãy xương kín, tình trạng không quá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ dùng thanh nẹp để cố định phần chân bị gãy. Không giống bó bột, thanh nẹp có thể thắt chặt hoặc nới lỏng để cho phép can thiệp vết thương nếu có diễn biến khác thường.

Sau khi hết sưng, bệnh nhân có thể được chỉ định bó bột trong vài tuần rồi thay thế bằng nẹp chức năng và dây buộc. Nẹp sẽ bảo vệ và hỗ trợ chân đến khi lành, bệnh nhân có thể đi lại, vận động mà không gặp vấn đề đáng lo.

Với bệnh nhân gãy xương chày, mác hở, nhiều mảnh xương, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân được đóng đinh nội tủy bằng titan. Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết ca phẫu thuật chấn thương, gãy xương chân. Thanh titan sẽ đi qua chỗ gãy để cố định, vít vào xương ở cả hai đầu.

Ở bên ngoài, bệnh nhân cũng được cố định bằng ghim hoặc vít kim loại, gắn vào thanh bên ngoài da để giữ cho khung xương ổn định, lành trở lại.

Mất bao lâu để hồi phục khi gãy xương cẳng chân?
Bệnh nhân gãy xương chày, mác phải mất ít nhất 4-6 tháng để vết thương lành lại. (Ảnh: Freepik).

Hầu hết trường hợp gãy trục xương chày, xương mác phải mất ít nhất 4-6 tháng để chữa lành. Tuy nhiên, một số trường hợp mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt là nạn nhân bị gãy xương hở, gãy thành nhiều mảnh hoặc có tiền sử hút thuốc.

Nhưng vấn đề của bệnh nhân gãy xương cẳng chân không chỉ nằm ở việc xương lành lại mà còn là đau đớn hậu chấn thương, các biến chứng có thể gặp phải.

Các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm đau bằng thuốc. Sau đó, người bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn tập vật lý trị liệu. Giai đoạn này phụ thuộc vào thể lực và mức độ đáp ứng của từng người.

Bệnh nhân mất sức mạnh cơ bắp ở vùng bị thương nên các bài tập vật lý trị liệu rất quan trọng. Nó giúp khôi phục sức mạnh của cơ, cử động khớp linh hoạt. Các bài tập cũng làm giảm cơn đau hậu phẫu.

Gãy xương chày, xương mác có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Các đầu của xương gãy thường sắc nhọn và có thể làm rách cơ, dây thần kinh, mạch máu xung quanh.

Nạn nhân có thể gặp hội chứng khoang cấp tính - tình trạng đau đớn xảy ra khi áp lực trong cơ tăng lên quá mức. Áp lực này có thể giảm lưu lượng máu, ngăn cản quá trình nuôi dưỡng oxy đến các tế bào thần kinh, cơ. Nếu không được giải tỏa áp lực nhanh chóng, bệnh nhân có thể bị thương tật vĩnh viễn.

Gãy hở làm xương tiếp xúc trực tiếp môi trường bên ngoài. Ngay cả khi được phẫu thuật, làm sạch, xương cũng có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng xương rất khó điều trị và thường phải phẫu thuật nhiều lần, dùng kháng sinh dài ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu Israel phát hiện ra loại RNA mới, rất hiếm

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu Israel phát hiện ra loại RNA mới, rất hiếm

Một nhóm nghiên cứu sinh tại Đại học Bar Ilan, Israel đã phát hiện một loại RNA mới.

Đăng ngày: 24/03/2021
Cách chăm sóc da trong mùa nắng nóng

Cách chăm sóc da trong mùa nắng nóng

Áp lực công việc, thức khuya, ăn nhiều chất béo, đường, không tẩy trang kỹ khiến làn da xuất hiện nhiều vấn đề như kém sức sống, khô và nhăn da, sạm nám, tàn nhang, mụn.

Đăng ngày: 23/03/2021
Khi nào được coi là phản ứng phản vệ sau tiêm?

Khi nào được coi là phản ứng phản vệ sau tiêm?

Phản ứng phản vệ được coi là phản ứng nặng sau tiêm chủng. Khi nào có thể coi là phản ứng phản vệ và cần làm gì khi gặp những phản ứng như vậy?

Đăng ngày: 22/03/2021
Đây là một tuyến lệ nhân tạo trong ống nghiệm và chúng đang khóc

Đây là một tuyến lệ nhân tạo trong ống nghiệm và chúng đang khóc

Có phải thế giới này chưa đủ khổ đau mà các nhà khoa học lại quyết định làm một nghiên cứu kỳ lạ như vậy? Câu trả lời là: không.

Đăng ngày: 22/03/2021
Dùng kim loại lỏng để bó xương thay thạch cao

Dùng kim loại lỏng để bó xương thay thạch cao

So với thạch cao, kim loại lỏng GB-eGaIn dùng để bó xương bền hơn, đàn hồi tốt và thoáng khí, giúp máy X-quang dễ dàng theo dõi phần xương gãy.

Đăng ngày: 22/03/2021
Vì sao không nên để điện thoại bên cạnh khi đi ngủ?

Vì sao không nên để điện thoại bên cạnh khi đi ngủ?

Hầu hết chúng ta luôn giữ điện thoại bên mình, kể cả lúc chuẩn bị đi ngủ và vừa thức dậy thì có lẽ cái điện thoại cũng là thứ đầu tiên mà chúng ta cầm lên trong ngày.

Đăng ngày: 21/03/2021
Một người cần bao nhiêu vitamin E mỗi ngày?

Một người cần bao nhiêu vitamin E mỗi ngày?

Vitamin E là một chất tan trong dầu, có khả năng chống ô xy hóa mạnh mẽ, giúp làm chậm quá trình lão hóa của tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe của não, mạch máu, mắt, da…

Đăng ngày: 21/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News