Mặt tối của khoa học

Khoa học thường tạo ra những điều đáng kinh ngạc, nhưng không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Chương trình mới nhan đề "Các vấn đề đen tối" của kênh Discovery Science đã tìm hiểu các câu chuyện khoa học hoàn toàn có thật, nằm giữa ranh giới của cái đúng và cái sai cũng như việc khám phá khoa học và tra tấn.

 

Một số thử nghiệm bị coi là "đen tối nhất" trong lịch sử khoa học.

Ghế điện

Thomas Edison có thể là nhà phát minh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Bóng đèn điện do ông sáng chế cũng như các phát minh của ông về máy quay đĩa và dạng máy ghi lại hình ảnh chuyển động đã tạo nên một cuộc cách mạng trên thế giới.

Mặt tối của khoa học

Tuy nhiên, Edison đã không chỉ mang tới cho thế giới các tiến bộ kỹ thuật, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông cùng với một số nhân viên của mình được ghi nhận đã tạo ra một sáng chế công nghệ gây tranh cãi: ghế điện. Và sản phẩm này đã trở thành một phần của cuộc chiến cay đắng giữa Edison với đối thủ George Westinghouse - người có bằng sáng chế cho phát minh dòng điện xoay chiều từ Nikola Tesla.

Edison tin rằng, dòng điện một chiều là ưu việt cho tương lai. Tuy nhiên, tổng số đồng cần thiết để tạo nên một dây dẫn điện một chiều lại quá lớn và quá tốn kém. Trong khi đó, dòng điện xoay chiều của Westinghouse tỏ ra hiệu quả hơn. Cuộc tranh cãi nảy lửa về dòng điện một chiều và dòng điện xoáy chiều này đã trở thành "cuộc chiến của các dòng điện". Và nạn nhân của cuộc chiến này là dòng điện một chiều cùng vô số tù nhân bị kết án.

Edison đã cố gắng chứng minh rằng dòng điện xoay chiều nguy hiểm như nó vốn có. Tuy nhiên, sau khi không thu hút mấy sự chú ý của công chúng về cách cho điện giật chết các động vật nhỏ, ông cùng với một số nhân viên của mình đã tìm kiếm các đối tượng thử nghiệm lớn hơn: con người.

Các ghi chép cho thấy, vụ hành quyết đầu tiên bằng ghế điện vào năm 1890 là một thảm họa. Phải mất khoảng 8 phút để William Kemmler, một kẻ giết người bị kết án, chết trong đau đớn. Phạm nhân này bị quay chín từ trong ra ngoài, theo nghĩa đen. Ghế điện sau đó tiếp tục được sử dụng như một phương pháp tử hình trong hơn một thế kỷ.

Gây mê

Horace Wells không bao giờ muốn làm tổn thương bất cứ ai. Trong thực tế, ông nổi tiếng vì đã cứu mọi người khỏi sự đau đớn. Ông là bác sĩ đầu tiên sử dụng việc gây mê hiện đại trong phẫu thuật.

Là một nha sĩ sống ở Boston hồi đầu thế kỷ 19 ở Boston, Wells đã chế ra nitơ oxit (khí gây cười) và ête - hai chất gây tê ưa chuộng của chúng ta, thậm chí nhổ răng của mình trong lúc gây tê để chứng minh quan điểm của bản thân.

Mặt tối của khoa học

Tuy nhiên, quan điểm rằng phẫu thuật có thể được tiến hành một cách không đau đớn của ông không dễ dàng được chấp nhận. Và khi người ta chấp nhận nó, hai bác sĩ khác đã tìm cách xin cấp bằng sáng chế cho thủ thuật này. Năm 1847, Wells đã quyết định chỉnh sửa hồ sơ và giải thích lý do tại sao ông đã không tìm kiếm một bằng sáng chế của riêng mình. "Tôi đã mong muốn rằng nó phải được sử dụng tự do như không khí chúng ta hít thở ...", Wells đã viết như vậy trong cuốn "Một lịch sử về khám phá ứng dụng của oxit nitơ, ête và các khí khác đối với hoạt động phẫu thuật" của mình.

Những thất vọng về nghề nghiệp cuối cùng đã dẫn tới các cuộc thử nghiệm gây mê trên chính bản thân Wells. Các kết quả thu được rất thảm hại. Trong một cơn cuồng loạn do thuốc gây ra, Wells đã ném axit vào hai gái mại dâm. Ông đã bị bắt, bị tống giam và không lâu sau đó đã tự tử.

Trong thư tuyệt mệnh để lại cho vợ mình, Wells nói rõ rằng, ông đã nhận ra hậu quả không thể tránh khỏi của cơn nghiện và các cuộc thử nghiệm của mình: "Tôi đã sống theo cách trở thành một tên điên loạn". Theo ghi chép, Wells đã hít chloroform lần cuối cùng để giảm bớt sự đau đớn từ việc cắt qua động mạch đùi tự sát.

Não của Einstein

Albert Einstein được biết đến như một trong những bộ óc vĩ đại nhất mọi thời đại. Và liệu bạn có muốn biết chính xác những gì đã tạo nên bộ óc của nhà khoa học tài danh này? Đó là những gì tiến sĩ Thomas Harvey đã thực hiện vào năm 1955 với bộ não của Einstein.

Harvey quả quyết rằng, ông đã nhận sự chỉ đạo của tiến sĩ Harry Zimmerman, một người bạn thân của Einstein, để lấy đi bộ não của Einstein ngay cả khi gia đình của nhà thiên tài khoa học này không cho phép việc đó.

Mặt tối của khoa học

Những gì xảy ra tiếp sau đó được ghi chép không rõ ràng trong các cuốn sách lịch sử. Bộ não của Einstein dường như được lưu giữ trong tầng hầm của Harvey trong nhiều thập kỷ. Sau đó, nó tiếp tục rong ruổi trong một chuyến đi xuyên quốc với Harvey và một phóng viên, mang lại kết quả cuối cùng là sự ra đời của cuốn sách "Driving Mr. Albert".

Một phần của bộ não của Einstein về sau rơi vào tay (và phòng thí nghiệm) của một chuyên gia thần kinh học thuộc trường Đại học California tại Los Angeles, Mỹ (UCLA) có tên là Marian Diamond. Bà Marian phát hiện ra rằng, não Einstein có số lượng các tế bào thần kinh đệm vô cùng lớn và khác biệt đáng kể với người bình thường. Bà đã cho công bố một bài viết về đề tài này.

Bất chấp cuộc hành trình dài của bộ não Einstein, nguồn gốc tài năng của ông hầu như vẫn còn là một bí ẩn cùng với lý do tại sao hài cốt của ông lại được lưu giữ tuỳ tiện đến như vậy trong nhiều thập kỷ.

Cấy ghép đầu

Mặt tối của khoa học không chỉ thể hiện trong quá khứ. Nếu bạn cần bằng chứng về việc thường xuyên vượt qua các làn ranh giới mỏng manh của đạo đức khoa học, hãy gặp tiến sĩ Robert White. Trong những năm 1970 và cho đến khi ông qua đời vào năm 2010, White là chuyên gia hàng đầu trong việc cấy ghép đầu.

Mặt tối của khoa học

Cụ thể là, White - một nhà thần kinh học, là người đầu tiên cấy ghép đầu của một con khỉ sang cơ thể của một con khỉ khác. Mặc dù những con khỉ vẫn sống nhưng nó bị mất quyền kiểm soát đối với cơ thể mới.

Mặc dù quá trình thực hiện rất khủng khiếp nhưng ý định của ông White đáng được trân trọng. Ông là một tín đồ Công giáo sùng đạo và đã nỗ lực tìm cách cứu những người bị bệnh nan y và bại liệt. Khác xa với hình ảnh một nhà khoa học "quỷ dữ" nhốt mình trong phòng thí nghiệm, ông White đã được biết đến như một người đàn ông nhìn chung khiêm tốn và yêu thích đồ ăn nhanh McDonald.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News