Mặt Trăng đang co dần lại
Các nhà khoa học NASA cho biết Mặt Trăng đang ngày một rời xa Trái Đất và thu nhỏ lại nhưng vẫn chịu tác động của lực hấp dẫn địa cầu.
Mặt trăng đang ngày càng rời xa Trái đất
Lý thuyết về sự di chuyển xa dần Trái Đất và giảm kích thước của Mặt Trăng do lực hấp dẫn đã được các nhà nghiên cứu chú ý từ vài năm trước. Theo một nghiên cứu công bố hôm 16/9, dù khoảng cách ngày càng xa dần, Trái Đất vẫn có ảnh hưởng lớn đến Mặt Trăng.
Kết quả từ tàu thăm dò quỹ đạo Mặt Trăng LRO cho thấy, lực hấp dẫn mạnh mẽ của Trái Đất gây ảnh hưởng lớn lên hàng ngàn đứt đoạn trên bề mặt Mặt Trăng trong quá trình co lại. Sử dụng camera góc hẹp, LRO đã xác định được 14 vách đá dốc đứng được hình thành trên bề mặt Mặt Trăng từ tháng 8/2010. Trước đó, camera Paranomic Apollo đã chụp lại được 70 vách đá tương tự.
Theo báo cáo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), những vách đá nhỏ này có chiều dài dưới 10km và chỉ cao khoảng 10m. Các nhà khoa học tin rằng chúng hình thành là do quá trình nguội dần đi của phần lõi Mặt Trăng. Lõi nguội dần xảy ra đồng thời với quá trình hóa rắn của các lớp lõi nóng chảy phía ngoài, làm cho thể tích Mặt Trăng giảm xuống, kích thước nhỏ đi, tạo ra các vết nứt gãy.
Lực thủy triều Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng (mũi tên đen) và các vết nứt gãy (đỏ). (Ảnh: IB Times).
Sau 6 năm nghiên cứu các vách đá nứt gãy này, camera theo dõi Mặt Trăng LRO đã chụp được hơn 3.000 bức ảnh, trên khoảng 3/4 diện tích bề mặt. Chúng phân bố khá đồng đều trên toàn bộ Mặt Trăng, cho thấy đây là kiến tạo địa hình phổ biến ở đây. Chúng cũng có một định hướng nhất định
Các lực hút làm giảm kích thước từ bên trong của Mặt Trăng không thể định hướng được các nứt gãy dựng đứng này.
"Có một khuôn mẫu cho sự định hướng của hàng ngàn nứt gãy, phải có một cái gì đó gây ra sự định hướng này", Thomas Watters, tác giả chính của nghiên cứu, hiện đang làm việc tại Bảo tàng Không gian Quốc gia Washington, cho biết.
Từ những dữ liệu này, các nhà khoa học đã xác định được lực hấp dẫn từ Trái Đất đã định hướng các nứt gãy hình thành trong lúc Mặt Trăng co lại. Đây là lực tương tự như lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên nước biển trên Trái Đất, gây ra hiện tượng thủy triều.
"Trước đây chúng tôi đã nghi ngờ lực này chính là nguyên nhân, nhưng chưa dám kết luận. Hiện giờ, với các bức ảnh ghi lại hơn một nửa bề mặt Mặt Trăng, chúng tôi đã có thể bắt đầu tập trung vào các mô hình cấu trúc địa hình ở đây", Mark Robinson, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Do Mặt Trăng vẫn đang tiếp tục co lại do lõi tiếp tục nguội đi, các vách đá vẫn sẽ hình thành. Khi Trái Đất và Mặt Trăng ở xa nhau nhất, các vách đá sẽ chịu lực kéo mạnh nhất. Đây cũng là thời điểm có thể xảy ra các hoạt động địa chất trên Mặt Trăng ở mức cao nhất. NASA hy vọng sau này có thể theo dõi các cơn địa chấn Mặt Trăng giả thuyết bằng một bản đồ địa chấn.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
