Mặt trăng sẽ có những sinh vật đầu tiên sinh trưởng?
Tàu thăm dò Hằng Nga 4 của Trung Quốc đáp xuống vùng tối Mặt trăng hôm 3/1 mang theo một số sinh vật sống trên thiết bị đổ bộ.
Song song với nhiệm vụ khám phá địa chất trên Mặt Trăng , Hằng Nga 4 được ủy thác mang theo trứng tằm cùng 3kg hạt giống khoai tây và hoa cải xoong để phục vụ thí nghiệm "sinh quyển thu nhỏ trên Mặt Trăng", nhằm xác định sinh vật có thể phát triển trên hành tinh này hay không.
Ý tưởng của thí nghiệm là thực vật cung cấp oxy cho tằm và ngược lại, tằm cung cấp cho hạt giống carbon dioxide và chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chất thải của chúng.
Các nhà nghiên cứu sau đó sẽ quan sát xem thực vật có thực hiện quang hợp, phát triển và nở hoa thành công hay không.
Tàu thăm dò Hằng Nga 4 của Trung Quốc đổ bộ xuống Mặt trăng hôm 3/1.
"Chúng tôi muốn nghiên cứu hô hấp và quang hợp của hạt giống trên Mặt Trăng", Xie Gengxin, nhà khoa học tham gia lên kế hoạch cho biết.
Theo Tân Hoa xã, thí nghiệm "sinh quyển thu nhỏ trên Mặt trăng" là kết quả của quá trình hợp tác giữa 28 trường đại học Trung Quốc, dẫn dầu là Đại học Trùng Khánh.
Thí nghiệm sẽ được thực hiện bên trong một thùng hợp kim nhôm cách nhiệt nặng 3kg chứa bụi bẩn, chất dinh dưỡng và nước. Ánh sáng Mặt trời sẽ được lọc vào bên trong thông qua một ống dẫn.
Các camera gắn trên thùng này sẽ quan sát diễn biến bên trong và gửi tín hiệu về Trái Đất thông qua vệ tinh Queqiao quay xung quanh vùng tối của Mặt trăng được phóng lên từ tháng 5.
Về lý do chọn khoai tây và hạt cải xoong, giới khoa học Trung Quốc thông tin, thời gian sinh trưởng của cải xoong thường rất ngắn và thuận lợi cho việc quan sát; trong khi khoai tây có thể trở thành nguồn thực phẩm chính cho các du khách vũ trụ trong tương lai.
"Thí nghiệm của chúng tôi có thể giúp tích lũy để xây dựng căn cứ và điểm cư trú lâu dài trên Mặt trăng", Liu Hanlong, phó Hiệu trưởng Đại học Trùng Khánh cho biết.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
