Mặt trời đang biến hình, co bóp liên tục mà khoa học chưa thể hiểu tại sao

Theo một chu kỳ nhất định, Mặt trời sẽ phình ra vài ngàn mét, rồi lại co lại. Điều đó có ý nghĩa gì chứ?

Mặt trời của chúng ta - khối cầu lửa nóng tới hàng triệu độ - chỉ là một ngôi sao tầm trung. Nhưng dù vậy, đó vẫn là một trong những thực thể tuyệt vời và đáng sợ nhất. Giống như một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ, Mặt trời tạo ra những cơn bão lửa, phóng đi những luồng plasma vào màn đêm bí ẩn của vũ trụ.

Nhưng khối cầu lửa ấy đang biến hình, bạn có tin được không? Đó là kết luận mới nhất do các chuyên gia thiên văn đưa ra.

Mặt trời đang biến hình, co bóp liên tục mà khoa học chưa thể hiểu tại sao
Mặt trời đang biến hình.

Cụ thể thì theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Astrophysical, Mặt trời sẽ phình ra và co lại theo chu kỳ 11 năm/lần, mỗi lần vài kilomet. Để so sánh thì nó cũng giống như việc "ông trời" đang... hít vào và thở ra vậy, chỉ là với tốc độ chậm vô cùng thôi.

Dĩ nhiên, quá trình biến hình này rất khó nhận biết, vì vài kilomet mà so với "quả" bán kính khổng lồ của Mặt trời thì chỉ ngang với 0,00029% kích cỡ thôi. Nhưng nếu như vậy thì làm cách nào người ta xác định được nó chứ?

Các chuyên gia từ Viện công nghệ New Jersey (Mỹ) và ĐH Cote d’Azur (Pháp) đã phối họp và có được kết luận này. Họ đã tìm cách đo lường dòng chảy plasma phóng đi từ Mặt trời rồi phản xạ lại bề mặt của ngôi sao này.

Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng đến một cây kèn saxophone. Khi bạn chơi một nốt, âm thanh sẽ phát ra. Nếu ống kèn đột nhiên phình ra, cao độ của âm sẽ trầm xuống. Còn bóp nó lại, cao độ sẽ đẩy lên.

Mặt trời thực chất cũng gần tương tự như vậy. Khi đo lường dòng chảy plasma, tần số của sóng thu được như thế nào sẽ quyết định kích cỡ của Mặt trời, thậm chí là ở mức độ chính xác rất cao. Và sau 21 năm quan sát bằng 2 vệ tinh của NASA, các chuyên gia đã nhận ra một điều: Mặt trời có thể thay đổi kích cỡ theo chu kỳ.

Mặt trời đang biến hình, co bóp liên tục mà khoa học chưa thể hiểu tại sao
Mặt trời có thể thay đổi kích cỡ theo chu kỳ.

Nguyên nhân chính xác của sự biến hình này là chưa rõ. Nhưng theo các chuyên gia, dường như quá trình này cũng có liên quan đến cái gọi là "chu kỳ Mặt trời".

Mỗi 11 năm, Mặt trời sẽ chuyển từ một khối cầu lửa hoạt động dữ dội với vô số điểm đen và từ trường tỏa ra, sang một anh chàng nền tính hơn.

Khi hoạt động mạnh nhất, Mặt trời sẽ co lại một chút. Còn khi hoạt động tối thiểu, nó sẽ nở ra. Và ở thời điểm này, các điểm đen gần như không xuất hiện, nghĩa là bão từ trường cũng ít hơn.

Dĩ nhiên đó chỉ là giả thuyết thôi, còn lý do thực sự thì vẫn chưa được xác nhận. Chỉ biết rằng Mặt trời có to lên vài kilomet cũng không ảnh hưởng gì đến khí hậu của Trái đất, nên đừng lo.

  • Video cận cảnh hoạt động của Mặt Trời với chất lượng 4K
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Vì sao nguyệt thực ngày 27/7/2018 sẽ kéo dài bất thường?

Vì sao nguyệt thực ngày 27/7/2018 sẽ kéo dài bất thường?

Nguyệt thực lâu nhất trong thế kỷ XXI sẽ xảy ra vào ngày 27/7 sắp tới (nửa đêm về sáng ngày 28/7 theo giờ Việt Nam).

Đăng ngày: 27/07/2018
Vì sao NASA mang nhiều đất đá Mặt trăng về nhưng gần như chưa đụng đến?

Vì sao NASA mang nhiều đất đá Mặt trăng về nhưng gần như chưa đụng đến?

Ngày 20/7 vào 49 năm trước, Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.

Đăng ngày: 26/07/2018
Sao Hỏa tỏa sáng cùng với trăng máu dài nhất thế kỷ

Sao Hỏa tỏa sáng cùng với trăng máu dài nhất thế kỷ

Trăng máu hay nguyệt thực dài nhất thế kỷ, kéo dài hơn 5 giờ với phần nguyệt thực toàn phần khoảng 1 giờ 45 phút, là hiện tượng thiên văn được trông đợi nhất trong tháng 7 này.

Đăng ngày: 26/07/2018
Cuối tuần này, chúng ta lại được chiêm ngưỡng mưa sao băng Delta Aquarid

Cuối tuần này, chúng ta lại được chiêm ngưỡng mưa sao băng Delta Aquarid

Delta Aquarid là một cơn mưa sao băng trung bình, sẽ đạt cực điểm vào cuối tuần này. Hãy cùng bạn bè thức đêm để quan sát khoảng 20 sao băng xẹt qua bầu trời mỗi giờ bạn nhé.

Đăng ngày: 26/07/2018
Bản đồ tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời qua gần 20 năm

Bản đồ tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời qua gần 20 năm

NASA công bố video minh họa các tiểu hành tinh được phát hiện từ tháng 1/1999 đến tháng 1/2018, Space hôm 24/7 đưa tin.

Đăng ngày: 25/07/2018
Mặt trăng đã 2 lần có sự sống rồi tận thế!

Mặt trăng đã 2 lần có sự sống rồi tận thế!

Kết luận táo bạo trên được đề cập trong bài viết mới công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology, tác giả là nhóm các nhà sinh vật học vũ trụ của Đại học Bang Washington và Đại học London.

Đăng ngày: 25/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News