Mặt trời "thủng lỗ" to gấp 4 lần Trái đất, nhìn thấy bằng mắt thường

"Họng súng vũ trụ" từng khiến sóng vô tuyến khắp thế giới 2 tuần trước chập chờn hiện đã to thêm đáng kể, tiếp tục nằm ở vị trí đầy đe dọa với Trái đất.

Theo tờ Space, các quan sát không gian cho thấy vết đen Mặt trời AR3310 hiện đã có kích thước gấp 4 lần Trái đất, to đến nỗi bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy nó trông như một "lỗ thủng" trên ngôi sao mẹ bằng mắt thường - tất nhiên bằng kính lọc an toàn.

Vết đen Mặt trời chính là nơi từ trường của sao mẹ có những rối loạn nhất định, khiến nó trở thành một họng súng liên tục bắn ra xung quanh những quả pháo sáng năng lượng cao và cả những quả cầu lửa gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME).

Mặt trời thủng lỗ to gấp 4 lần Trái đất, nhìn thấy bằng mắt thường
Ảnh đồ họa cho thấy AR3310 - vết đen Mặt trời ở nửa dưới của ngôi sao - có độ lớn lấn át Trái đất được đặt ngay bên dưới - (Ảnh: Bum-Suk Yeom)

Trái đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các quả pháo sáng và cầu lửa này khi vết đen Mặt trời quay mặt về phía chúng ta.

Các quả đạn năng lượng này khi va đập vào các đường sức từ của từ quyển Trái đất sẽ tạo ra cái gọi là bão địa từ (bão Mặt trời), dẫn đến cực quang đẹp mắt nhưng bên cạnh đó là thiệt hại đến lưới điện, hệ thống vô tuyến, định vị, thậm chí đủ sức quật ngược vệ tinh đang phóng rơi trở lại Trái đất.

Tập đoàn SpaceX (Mỹ) đã gặp một sự cố như vậy vào tháng 2-2022, khi một cơn bão địa từ làm rơi 40 vệ tinh Starlink đang phóng.

AR3310 đã từng gây ra bão địa từ từ ngày 16-5, khi nó chưa thật sự quay đúng hướng Trái đất.

Các cơn bão địa từ do nó và "bạn đồng hành" AR3311 liên tục gây ra gián đoạn sóng vô tuyến ở nhiều nơi trên khắp hành tinh những ngày sau đó, nhưng may mắn chỉ là những vụ ngắn, chưa có thiệt hại lớn.

Hiện tại, vết đen đang ở rìa của Mặt trời, chuẩn bị rời khỏi Trái đất và có độ lớn ấn tượng hơn nhiều so với lúc mới xuất hiện.

Nhà thiên văn học Hàn Quốc Bum-Suk Yeom đã tạo ra ảnh đồ họa cho thấy diện tích vết đen này lớn gấp 4 lần diện tích mặt cắt của Trái đất.

Để quan sát nó bằng mắt thường, bạn sẽ cần một chiếc kính đặc biệt - loại thường dùng để quan sát nhật thực - nhằm ngăn chặn tia UV cực mạnh từ ngôi sao mẹ gây hại cho mắt; hoặc có thể sử dụng ống nhòm quan sát Mặt trời chuyên dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Đăng ngày: 31/05/2023
Những vòng tròn quanh sao Thổ sắp biến mất

Những vòng tròn quanh sao Thổ sắp biến mất

Ba nghiên cứu công bố trong tháng 5 này đã hé lộ thông tin về thời gian xuất hiện của vành đai sao Thổ và khi nào chúng biến mất.

Đăng ngày: 31/05/2023
Nghiên cứu mới chỉ ra, Trái đất có

Nghiên cứu mới chỉ ra, Trái đất có "Mặt trăng" mới

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Trái đất có " Mặt trăng" mới, hay chính xác hơn đó là bán Mặt trăng mới.

Đăng ngày: 31/05/2023
Chiêm ngưỡng hình ảnh mới tuyệt đẹp về vũ trụ của NASA

Chiêm ngưỡng hình ảnh mới tuyệt đẹp về vũ trụ của NASA

NASA công bố những hình ảnh không gian mới tuyệt đẹp bằng cách kết hợp sức mạnh giữa kính viễn vọng không gian James Webb và đài quan sát tia X Chandra.

Đăng ngày: 31/05/2023
Xác định nơi có thể tràn ngập sinh vật ngoài hành tinh

Xác định nơi có thể tràn ngập sinh vật ngoài hành tinh

Các nhà khoa học Mỹ đã khoanh vùng những hệ sao đặc biệt nơi có thể có tới 1/3 hành tinh ngập tràn nước và sự sống, chứ không phải chỉ một Trái đất đơn độc như Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 30/05/2023
Trung Quốc sắp đưa phi hành gia dân sự đầu tiên lên vũ trụ

Trung Quốc sắp đưa phi hành gia dân sự đầu tiên lên vũ trụ

Văn phòng Công trình hàng không vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết nước này sẽ gửi phi hành gia dân sự đầu tiên vào không gian tới trạm vụ trụ Thiên Cung vào ngày 30/5.

Đăng ngày: 30/05/2023
Nhật Bản sẽ truyền điện mặt trời từ vũ trụ về Trái đất

Nhật Bản sẽ truyền điện mặt trời từ vũ trụ về Trái đất

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Kyoto sẽ thử nghiệm dùng vệ tinh truyền điện mặt trời về Trái Đất dưới dạng vi sóng vào năm 2025.

Đăng ngày: 30/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News