Mẩu xương đuôi có thể giúp hồi sinh bò rừng tuyệt chủng 12.000 năm

Một nhóm nhà khoa học quốc tế dự định hồi sinh loài bò rừng cổ đại đã tuyệt chủng cách đây hơn 11.700 năm dựa trên ADN lấy từ mẩu xương đuôi còn sót lại.

Mẩu xương đuôi có thể giúp hồi sinh bò rừng tuyệt chủng 12.000 năm
Bò rừng thảo nguyên tuyệt chủng vào đầu thế Toàn Tân. (Ảnh: Maria Vasilyeva.)

Các nhà khoa học Nga và Hàn Quốc đang cộng tác trong dự án tham vọng nhằm hồi sinh loài bò rừng thảo nguyên đã tuyệt chủng, International Business Times hôm 2/12 đưa tin. Họ lên kế hoạch lấy ADN từ mẩu đuôi bò rừng cổ đại được bảo quản dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia suốt nhiều năm, nhằm nhân bản loài vật này.

Bò rừng thảo nguyên cao hai mét, nặng 900 kg được cho là tuyệt chủng vào đầu thế Toàn Tân, thời kỳ bắt đầu cách đây 11.700 năm, sau khi lang thang khắp các thảo nguyên phía tây và đông châu Âu, Trung Á, Nhật Bản và tây bắc Canada. Tháng 8/2016, một mẩu đuôi bò rừng thảo nguyên được tìm thấy ở Cộng hòa Sakha, thuộc lòng chảo sông Indigirka.

Dù cần tiến hành thêm nhiều kiểm tra để xác định niên đại mẩu đuôi, tiến sĩ Semyon Grigoryev, giám đốc Bảo tàng Voi Ma mút ở Đại học Liên bang Đông Bắc, người đứng đầu dự án, cho rằng mẫu vật có tuổi thọ ít nhất trên 8.000 năm.

Ý tưởng hồi sinh một sinh vật cổ đại tuyệt chủng suốt thiên niên kỷ có vẻ bất khả thi, nhưng các nhà khoa học tin chắc điều này có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần. Họ đang tìm cách nhân bản lần đầu tiên bò rừng Canada, sử dụng một con bò cái mang thai hộ. Nếu thành công, nhân bản giữa các loài sẽ được chứng minh là khả thi.

Mẩu xương đuôi có thể giúp hồi sinh bò rừng tuyệt chủng 12.000 năm
Mẩu đuôi bò rừng thảo nguyên được bảo quản dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu. (Ảnh: Maria Vasilyeva).

"Các đồng nghiệp Hàn Quốc của chúng tôi có kinh nghiệm nhân bản bò. Chúng tôi quyết định dùng một con bò cái mang thai hộ. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Nếu thí nghiệm thành công, khả năng ra đời của bò rừng con là 99,8%", Grigoryev nói. "Điều quan trọng đối với dự án về nhân bản động vật cổ đại của chúng tôi là vượt qua rào cản giữa các loài. Hiện nay, chưa ai làm được điều này. Nhân bản giữa các loài thành công sẽ mang lại hy vọng hồi sinh động vật tuyệt chủng và bảo tồn loài nguy cấp".

Ngoài mục tiêu nhân bản, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra nhiều giả thuyết về kết cục của con bò rừng thảo nguyên sở hữu mẩu đuôi. Nhiều khả năng phần còn lại của cơ thể đã bị động vật săn mồi ăn hết. "Dựa theo phần gốc đuôi gặm nham nhở, con bò rừng có thể là nạn nhân của thú săn mồi như sư tử hoặc gấu hang động", Grigoryev nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những khoảnh khắc đẹp như mơ của động vật hoang dã

Những khoảnh khắc đẹp như mơ của động vật hoang dã

Nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha Pedro Jarque Krebs đã kiên trì chờ đời để chộp được những khoảnh khắc ấn tượng nhất của động vật hoang dã.

Đăng ngày: 05/12/2016
Trăn dài 6 m nuốt chửng dê bị bắt sống

Trăn dài 6 m nuốt chửng dê bị bắt sống

Con trăn dài 6 m, nặng một tạ nuốt chửng dê của dân làng bị bắt sống khi đang lẩn trốn trong đầm lầy rậm rạp chỉ cách khu dân cư 100 m.

Đăng ngày: 04/12/2016
Loài ký sinh trùng

Loài ký sinh trùng "ăn thịt" nguy hiểm đã trở lại và lợi hại hơn xưa

Ít ai ngờ rằng, loài ký sinh trùng "ăn thịt" này đã trở lại và gây "lũng đoạn" một phần nước Mỹ.

Đăng ngày: 01/12/2016
Loài thằn lằn quý hiếm mang hình thù cá sấu

Loài thằn lằn quý hiếm mang hình thù cá sấu

Loài động vật thuộc họ thằn lằn nhưng lại mang hình thù cá sấu đang trên đà tuyệt chủng, hiện Việt Nam chỉ còn 100-150 cá thể ngoài tự nhiên.

Đăng ngày: 01/12/2016
Người dân bắt sống trăn khổng lồ nặng 100kg nuốt chửng con dê

Người dân bắt sống trăn khổng lồ nặng 100kg nuốt chửng con dê

Một trăn dài 6​m, nặng khoảng 100kg đã bị bắt sau khi nuốt chửng một con dê ở Kampung Luar, Siong, Baling, bang Kedah, Malaysia đêm 28/11.

Đăng ngày: 30/11/2016
Nổi da gà với loài động vật chân bụng có áo giáp sắt

Nổi da gà với loài động vật chân bụng có áo giáp sắt

Rất sâu dưới đáy Ấn Độ Dương, gần miệng phun thủy nhiệt nóng nực, nơi những dòng nước nóng phun trào thành những cột khói đen và cao, có loài động vật chân bụng kỳ lạ sinh sống với tên khoa học là Chrysomallon squamiferum.

Đăng ngày: 30/11/2016
Chim diệc đói mồi cướp cá của rắn

Chim diệc đói mồi cướp cá của rắn

Khoảnh khắc ấn tượng khi chim diệc giành ăn với rắn bên một hồ nước Ấn Độ được một nữ sinh ghi lại.

Đăng ngày: 30/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News