Mẫu taxi bay hình chim cất hạ cánh gần thẳng đứng
Công ty khởi nghiệp Phractyl phát triển mẫu taxi bay với cặp chân giống chân chim, cabin và cánh nghiêng, có tốc độ tối đa 180km/h.
Các kỹ sư của Phractyl bỏ qua thiết kế cánh phẳng rộng tiêu chuẩn trong ngành hàng không để ứng dụng mẫu cánh độc đáo giống cánh chim cho taxi bay Macrobat. Phần đuôi trải rộng và càng tiếp đất cũng góp phần mang đến cho phương tiện hình dáng giống một con chim đang xòe cánh.
Nhóm kỹ sư Phractyl đang chuẩn bị sản xuất nguyên mẫu bay được của Macrobat. Mục tiêu của họ là xây dựng một cỗ máy tốt, xanh và sạch, sử dụng lực đẩy điện. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh công nghệ pin vẫn còn phải trải qua chặng đường dài phát triển trước khi có thể cung cấp điện cho những chuyến bay hiện nay.
Khi cất cánh, Macrobat sử dụng càng hạ cánh để nâng khoang chở khách lên và sau đó nghiêng về phía sau để tạo ra góc phù hợp cho bộ cánh. Hệ thống đẩy sẽ khởi động và sản sinh lực nâng cần thiết để phương tiện cất cánh. Khách với nhiều mẫu taxi bay trên thị trường, Macrobat sẽ cất hạ cánh gần thẳng đứng (NVTOL).
Mẫu taxi bay Macrobat mô phỏng hình dáng của loài chim. (Ảnh: Phractyl).
Trong không trung, càng hạ cánh co lại để giảm lực cản và Macrobat sẽ bay giống máy bay thông thường. Nhóm thiết kế cho biết với khối hàng nặng 150 kg, Macrobat có tầm hoạt động 150 km với tốc độ tối đa 180 km/h. Theo Phractyl, càng hạ cánh độc đáo với độ bám tốt cho phép Macrobat tiếp đất trên địa hình gồ ghề. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa quá trình hạ cánh cần diễn ra ở tốc độ rất thấp. Nếu không, máy bay có thể đổ nhào do động lượng.
Phractyl đang tìm cách bố trí và ứng dụng hệ thống đẩy như sử dụng một động cơ đẩy ở mỗi cánh hay dùng một loạt. Macrobat được thiết kế để điều khiển bởi phi công trong cabin hoặc từ xa trên mặt đất. Phractyl cũng chế tạo mẫu taxi bay từ vật liệu bền vững ở dạng module để dễ dàng thay thế linh kiện.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
