Mây ''sóng thần'' khổng lồ kỳ dị xuất hiện trên bầu trời Ấn Độ
Một đám mây khổng lồ hình thù tựa như sóng thần bao trùm bầu trời thành phố phía Bắc Ấn Độ đã khiến người dân địa phương phải ngỡ ngàng.
Đám mây hình kỳ dị tựa như sóng thần.
Tờ Daily Mail (Anh) đưa tin đám mây khổng lồ hình thành khi gió mùa ập đến Haridwar, bang Uttarakhand nơi đang có cảnh báo về mưa lớn nghiêm trọng. Toàn bộ phía Bắc Ấn Độ đang hứng chịu mưa lớn trong những ngày gần đây.
Đoạn video được đăng tải ngày 9/7 trên mạng xã hội Twitter cho thấy đám mây lớn tựa như sóng thần đang bao trùm bầu trời. Đoạn video trở thành hiện tượng trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng nó khá đáng sợ, tuy nhiên lại có luồng ý kiến khác đánh giá đó là cảnh tượng ngoạn mục (video dưới, nguồn: Daily Mail).
Truyền thông Ấn Độ sau đó lý giải hiện tượng hy hữu này là đám mây cung. Mây cung là dạng mây thấp ở đường chân trời. Chúng được hình thành bởi giông bão và thường có luồng không khí khô và lạnh phía trước đám mây. Mưa thường đến sau khi mây cung trôi qua.
Thủ hiến bang Uttarakhand - ông Pushkar Singh Dhami đã khuyến cáo người dân tránh đi lại không cần thiết khi mưa lớn bao trùm bang.
Khi mưa lớn hoành hành như toàn bộ miền Bắc Ấn Độ, quân đội và Lực lượng Ứng phó Thảm họa Quốc gia đã vào cuộc để tăng cường các hoạt động cứu hộ và cứu nạn ở những bang bị ảnh hưởng.
Ấn Độ thường hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm. Các nhà khoa học cũng cho rằng mùa mưa đang trở nên ngày càng khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu, dẫn tới các tai nạn sạt lở đất và lũ quét xảy ra thường xuyên hơn ở phía Bắc Ấn Độ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
