Máy bay cõng tàu con thoi

Tàu con thoi Endeavour được gắn trên lưng chiếc máy bay vận tải Boeing 747 chuyên dụng, để di chuyển từ căn cứ không quân Edwards ở California về sân nhà là Trung tâm không gian Kennedy ở bang Florida.

Sau chuyến đi lên Trạm không gian quốc tế ISS kéo dài nửa tháng, tàu con thoi Endeavour không thể đáp trở lại Trung tâm không gian Kennedy ở Florida vào đầu tháng này như kế hoạch do thời tiết xấu và phải hạ cánh xuống căn cứ không quân Edwards hôm 30/11. Do đó NASA phải điều máy bay vận tải chuyên dụng tới cõng tàu con thoi về. Ảnh: NASA



Bộ khung giàn đặc biệt phục vụ việc gắn Endeavour lên lưng chiếc máy bay vận tải Boeing 747 tại căn cứ Edwards, chuẩn bị đưa tàu con thoi về nhà ở Florida. Ảnh: NASA.



Các chuyên viên kỹ thuật của NASA đang làm việc ở phía đuôi tàu Endeavour để chuẩn bị gắn nó lên lưng máy bay vận tải tại căn cứ Edwards, hôm 5/12. Ảnh: NASA. 

Một nhân viên kỹ thuật đang kiểm tra tấm bảo vệ nhiệt dưới bụng tàu con thoi khi nó được gắn lên lưng máy bay. Ảnh: AP.



Chiếc Boeing 747 cõng Endeavour cất cánh rời đường băng căn cứ không quân Edwards ở California, trực chỉ Florida, hôm 10/12. Ảnh: NASA.



Chiếc máy bay đang lấy độ cao với con tàu vũ trụ nặng nề trên lưng. Ảnh: AP.



Tàu Endeavour và chiếc Boeing 747 bay ngang qua sa mạc Mojave của bang California. Ảnh: NASA.



Endeavour và máy bay vận tại đáp xuống sân bay Ellington gần Trung tâm không gian Jognson của NASA tại bang Texas, một trạm dừng chân của tàu trên đường về Trung tâm không gian Kennedy ở Florida. Ảnh: NASA.



Tàu con thoi Endeavour bay qua khu vực hồ Clear Lake sau khi rời Trung tâm không gian Johnson. Bức ảnh được chụp từ máy bay T-38. Ảnh: NASA.



Chiếc phản lực cơ T-38 bay phía trên tàu con thoi. Đây là chiếc máy bay của NASA theo sát hành trình của Endeavour và ghi lại những hình ảnh hoành tráng trong chuyến đi. Ảnh: NASA.



Endeavour đang đáp xuống Trung tâm không gian Kennedy ở Florida, sau chuyến hành trình từ California được chia nhỏ thành một số chặng bay. Chuyến bay tiếp theo của tàu Endeavour lên vũ trụ dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5/2009. Ảnh: Reuters.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News