Máy bay cứu thương cất hạ cánh thẳng đứng có tốc độ 463km/h
Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng JA1 Pulse trang bị 8 cánh quạt chạy điện, có thể nhanh chóng chở nhân viên cứu hộ tới nơi có bệnh nhân.
Mô phỏng hoạt động của máy bay cứu thương JA1 Pulse. (Video: Jump Aero)
Công ty Mỹ Jump Aero hé lộ thiết kế của JA1 Pulse, phương tiện bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện (eVTOL), dùng để đưa các nhân viên cứu hộ tới nơi nhanh chóng, New Atlas hôm 7/9 đưa tin. JA1 Pulse đã nhận được đơn đặt hàng trước, nhưng Jump Aero chưa công bố thời điểm chính thức hoạt động của mẫu máy bay này.
JA1 Pulse có thiết kế tail-sitter, nghĩa là khi đậu trên mặt đất, máy bay sẽ "ngồi" bằng đuôi, phần mũi và 8 cánh quạt đẩy hướng lên trên. Nó cất cánh thẳng đứng như trực thăng, nhưng sẽ xoay ngang ra để bay hành trình khi đạt đến độ cao thích hợp. Cấu trúc giữa các cánh quạt đẩy khi đó đóng vai trò như cánh của máy bay hai tầng cánh (biplane), giúp bay tiến nhanh và hiệu quả hơn so với thiết kế dạng trực thăng hay đa cánh quạt thông thường.
Một phi công kiêm nhân viên cứu hộ sẽ ở tư thế đứng khi JA1 Pulse đậu trên mặt đất, sau đó chuyển sang tư thế nằm sấp khi máy bay lao về phía trước. Trong cả hai tư thế, phi công đều có thể quan sát phía trước và bên dưới qua các cửa sổ ở mũi và bụng máy bay.
Việc điều khiển được đơn giản hóa đồng nghĩa không cần đào tạo chuyên sâu để lái JA1 Pulse. Bên cạnh đó, không có chi tiết nào trên eVTOL gây ra thảm họa nếu gặp sự cố. Nếu máy bay không thể tiếp tục bay trên không, phi công có thể sử dụng dù.
JA1 Pulse không nhằm thay thế xe cứu thương truyền thống.
JA1 Pulse dự kiến có tốc độ tối đa 463km/h, chở được thiết bị hoặc phi công nặng tối đa 150 kg, có thể đến bất cứ địa điểm nào trong phạm vi 50km trong vòng 8 phút. Mẫu máy bay này có thể hạ cánh trên những sườn dốc 10 độ và đủ nhỏ gọn để vận chuyển bằng xe tải sàn phẳng mà không cần tháo dỡ. Động cơ của mỗi cánh quạt được cung cấp năng lượng từ viên pin 11 kWh, có thể sạc đồng thời thông qua một cổng duy nhất.
Vì không dùng để chở bệnh nhân, JA1 Pulse không nhằm thay thế xe cứu thương truyền thống. Thay vào đó, khi xảy ra tình huống khẩn cấp, cả máy bay và xe cứu thương sẽ cùng được điều đi xử lý. Máy bay có thể tới nơi có người gặp nạn sớm hơn nhiều. Khi đó, phi công kiêm nhân viên cứu hộ sẽ xử lý trước với những thiết bị y tế mang theo. Khi xe cứu thương tới nơi, các nhân viên trên xe sẽ tiếp quản và JA1 Pulse có thể lập tức chuyển sang nhiệm vụ khác.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Bộ pin giúp xe điện chạy 1,5 triệu km không cần sạc
Hai công ty công nghệ bền vững cùng phát triển bộ pin cho xe điện hạng nặng với tuổi thọ đáng nể, có thể cung cấp điện cho xe chạy hơn 1,5 triệu km.

Xe hydro có thể chạy hàng nghìn kilomet không cần sạc
Mẫu xe 3 bánh Eco-Runner XIII hướng tới lập kỷ lục thế giới chạy quãng đường dài nhất bằng hydro mà không cần nạp niên liệu vào tháng 6/2023.
