Máy bay thương mại không người lái
Máy bay do thám không người lái chẳng phải là chuyện xa lạ đối với quân đội các nước tiên tiến, chẳng hạn như Mỹ. Nhưng trong lĩnh vực thương mại thì đây là một khái niệm còn mới mẻ.
Các hãng sản xuất máy bay đang tích cực cạnh tranh để nhảy vào thị trường máy bay không người lái dân sự đầy hứa hẹn. Lĩnh vực hoạt động của loại máy bay này không bó hẹp tí nào: giám sát giao thông đường bộ và đường thủy, kiểm tra mùa màng, theo dõi hạn hán, theo dõi các đường ống dẫn dầu, bảo vệ biên giới... Có thể kể ngay một đại diện của thế hệ máy bay dân sự không người lái vừa được giới thiệu tại cuộc triển lãm máy bay Farnborough (Anh).
Một máy bay trình diễn tại cuộc triển lãm Farnborough
(Ảnh: ukairshows.info)
Tên của nó là Herti, do hãng BAE Systems của Anh sản xuất. Trên máy bay là một hệ thống cảm biến và camera cực kỳ tinh vi giúp nó không cần một hệ thống điều khiển từ xa như thông thường. Herti có thể tự "suy nghĩ". Người sử dụng chỉ việc lập trình đường bay thật chính xác và chỉ bằng một cú nhấp chuột, nó sẽ tự làm mọi thứ, từ khi cất cánh cho tới lúc hạ cánh. Nó có khả năng tự xử lý trong các trường hợp khẩn cấp như phát hiện một máy bay khác có nguy cơ đâm vào mình.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
