Máy bay vũ trụ sắp ra đời

Các kỹ sư Anh khẳng định họ sẽ chế tạo thành công một loại động cơ tên lửa đặc biệt có khả năng đưa chiếc máy bay có tên Skylon tiến thẳng vào vũ trụ.

Nhóm kỹ sư của Đại học Bristol (Anh) là một bộ phận trong đội ngũ chuyên gia chế tạo máy bay không gian Skylon. Đây là loại máy bay có khả năng chở vệ tinh hoặc hàng hóa có khối lượng tới 12 tấn lên quỹ đạo. Nó cất cánh và hạ cánh trên cùng một đường băng. Thành công của Skylon phụ thuộc vào động cơ tên lửa Sabre mà nhóm kỹ sư của Đại học Bristol đang tham gia thiết kế.

Sabre là loại động cơ độc nhất vô nhị vì nó có chế độ “hít thở” không khí khi bay trong bầu khí quyển và chuyển sang chế độ đẩy phản lực khi tiến vào trong không gian. Khi bay trong bầu khí quyển, động cơ lấy không khí xung quanh nó. Không khí bị làm lạnh và nén trước khi được đưa vào động cơ phản lực cùng với hydro. Khi lọt vào môi trường chân không trong vũ trụ, hydro được đốt cháy cùng oxy lỏng để tạo ra lực đẩy. 

Mô hình máy bay không gian Skylon. Ảnh: Daily Mail.


Alan Bond, giám đốc công ty Reaction Engines trực thuộc Đại học Oxford, là người chỉ đạo dự án chế tạo động cơ Sabre. Ông nói: “Với động cơ tên lửa truyền thống chỉ sử dụng một lần, người ta phải bỏ ra hơn 70 triệu bảng cho một lần phóng. Với động cơ Sabre, chúng ta có thể sử dụng tên lửa nhiều lần nên chi phí sẽ giảm tới 90%. Ngoài ra, nó còn giúp máy bay Skylon cất cánh từ một sân bay và lao thẳng vào vũ trụ. Sau khi hoàn thành việc vận chuyển hàng hóa, máy bay không gian tự động trở về trái đất".

Công nghệ làm lạnh không khí trong động cơ sẽ được thử nghiệm tại thị trấn Culham, hạt Oxfordshire của Anh. Các thử nghiệm liên quan tới buồng đốt nhiên liệu của động cơ sẽ được tiến hành tại Đức. Tiến sĩ Neil Taylor, khoa Cơ khí hàng không Đại học Bristol, sẽ chỉ đạo một thử nghiệm để chứng minh rằng tên lửa mới có khả năng chịu được áp suất khí quyển xung quanh nó.

“Nếu thử nghiệm thành công sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng trong nỗ lực chinh phục không gian của nhân loại”, Neil nhận định. Thành công của thử nghiệm cũng sẽ mở đường cho việc chế tạo hoàn chỉnh động cơ Sabre để tiến hành thử nghiệm đầu tiên đối với máy bay Skylon. Nhóm kỹ sư của Đại học Bristol nhận định rằng máy bay Skylon có thể cất cánh trong vòng chưa tới 10 năm nữa.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News