Máy dọn rác không gian
Các chuyên gia Thụy Sĩ đang đẩy nhanh tiến độ gửi "máy hút bụi" lên quỹ đạo, hứa hẹn sẽ dọn sạch đến 370.000 mẩu rác vũ trụ đang trôi nổi trong không gian gần Trái đất trong vòng 5 năm.
Các chuyên gia của Viện Công nghệ Lausanne liên bang Thụy Sĩ (EPFL) cho hay CleanSpace One sẽ được gửi lên quỹ đạo trong nỗ lực loại bỏ rác vũ trụ đang xả đầy không gian cận Trái đất.
CleanSpace One sẽ túm lấy các mẩu rác và quăng chúng vào khí quyển - (Ảnh: spacesafetymagazine.com)
Đây là những mảnh tên lửa và các bộ phận của vệ tinh bị thải ra trong quá trình con người sử dụng quỹ đạo.
Vệ tinh dọn rác sẽ bắt từng mẩu rác và quẳng chúng trở lại khí quyển Trái đất, nơi chúng bị đốt tan trong lúc xuyên qua tầng khí quyển.
Tình trạng rác thải trên quỹ đạo đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn, đe dọa các sứ mệnh không gian của con người.
Hồi năm ngoái, báo cáo của NASA cho hay khối lượng rác trên không gian cận Trái đất đã lên đến điểm báo động.
Và nhóm khoa học gia của EPFL đã công bố ý định thiết kế và phóng CleanSpace One, cùng với sự hỗ trợ của Công ty Hệ thống Không gian Thụy Sĩ (S3), theo Gizmag.
S3 đang phát triển phương pháp mới để phóng vệ tinh nặng tối đa 250kg, và sẽ chịu trách nhiệm đưa CleanSpace One vào quỹ đạo vào năm 2018.
Dự kiến chi phí cho dự án này vào khoảng 10 triệu bảng Anh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
