Máy dự báo bão bằng đỉa sống

Máy dự báo của bác sĩ George Merryweather thế kỷ 19 gồm 12 chai thủy tinh, mỗi chai chứa một con đỉa sống, có thể rung chuông khi sắp bão.

Một số động vật có khả năng dự đoán sự thay đổi của thời tiết theo bản năng. Ví dụ, khi giông bão sắp đến, ếch nhái kêu, chim trở về tổ, bò, cừu và kiến trở nên bồn chồn.

Máy
Bản sao của máy dự báo bão tại Bảo tàng Whitby, Whitby, Anh. (Ảnh: Badobadop/Wikimedia).

George Merryweather, bác sĩ kiêm nhà phát minh người Anh thế kỷ 19, nhận thấy những con đỉa thuốc của mình có hành vi khác lạ khi thời tiết xấu đi. Đặt trong các lọ thủy tinh nhỏ chứa nước, đỉa sẽ nằm thư giãn dưới đáy khi thời tiết tốt, nhưng vài giờ trước khi bầu trời trở nên u ám và gió bắt đầu thổi, đỉa có dấu hiệu bồn chồn. Nếu trời sắp mưa, nó sẽ di chuyển ra khỏi nước, còn nếu giông bão sắp đến, đỉa sẽ cuộn tròn thành quả bóng và giữ nguyên trạng thái đó trong suốt cơn bão. Khi thời tiết ổn định, đỉa sẽ trở lại đáy lọ.

Merryweather quyết định khai thác khả năng này của đỉa bằng cách chế tạo một thiết bị dự báo bão được mô tả là "Máy điện báo điện từ khí quyển, điều khiển bởi bản năng động vật", gọi ngắn gọn là "Máy dự báo bão".

Máy dự báo bão gồm 12 chai thủy tinh, mỗi chai chứa một con đỉa sống trong khoảng 3,8 cm nước. Phần trên của chai thủy tinh có một mảnh xương cá voi đặt ở cổ chai, nối dây với một chiếc búa nhỏ dùng để gõ vào một chiếc chuông kim loại lớn. 12 chai xếp thành hình tròn xung quanh chiếc chuông kim loại.

Khi giông bão sắp đến, sự thay đổi áp suất khí quyển khiến đỉa bò ra khỏi nước, tiến đến cổ chai, đẩy xương cá voi ra khỏi vị trí và rung chuông. Nhiều chuông rung liên tiếp nghĩa là chiếc máy dự báo một cơn bão đang đến.

Trong một bài mô tả thiết bị, Merryweather cho biết, đỉa được đặt trong các chai thủy tinh thành vòng tròn để ngăn chúng cảm thấy đau khổ khi bị giam giữ một mình. Khoảng năm 1850, ông đã dành hơn một năm để thử nghiệm thiết bị và gửi thư cho chủ tịch Hội Triết học và Viện Whitby mỗi khi "ban cố vấn đỉa" dự báo có giông bão. Merryweather sau đó vận động chính quyền sử dụng thiết kế của ông quanh bờ biển Anh, nhưng họ lại quyết định sử dụng ống thủy tinh dự báo bão của Robert FitzRoy.

Máy dự báo bão của Merryweather không được ưa chuộng như ông mong đợi. Thậm chí thiết bị gốc trưng bày tại triển lãm Great Exhibition năm 1851 cũng bị mất. Một bản sao của máy dự báo thời tiết này hiện được trưng bày tại Bảo tàng Whitby, Anh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Máy tính lượng tử nhỏ nhất thế giới

Máy tính lượng tử nhỏ nhất thế giới

Máy tính mới chỉ sử dụng một photon duy nhất và có thể vận hành ở nhiệt độ phòng, đánh dấu cột mốc lớn trong công nghệ lượng tử.

Đăng ngày: 19/10/2024
Định lý này có thể giúp bạn dự đoán được tương lai!

Định lý này có thể giúp bạn dự đoán được tương lai!

Toán học, dù là nỗi ám ảnh hay niềm yêu thích của nhiều người, vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích và hướng dẫn phần lớn các hoạt động khoa học.

Đăng ngày: 18/10/2024
Robot ba tay điều khiển dàn nhạc giao hưởng tại Đức

Robot ba tay điều khiển dàn nhạc giao hưởng tại Đức

Một robot ba tay được lập trình để bắt chước " nhạc trưởng con người" vừa ra mắt tại thành phố Dresden, Đức.

Đăng ngày: 18/10/2024
Nguyên tố có độ phóng xạ cao trong vỏ Trái đất chưa từng thu được

Nguyên tố có độ phóng xạ cao trong vỏ Trái đất chưa từng thu được

Lượng francium tồn tại trong vỏ Trái đất chưa đến 28g ở bất kỳ thời điểm nào và chưa ai từng thu được số lượng có thể cân đong được, theo IFL Science.

Đăng ngày: 17/10/2024
Vén màn bí ẩn lục địa thứ 8 của Trái đất: 94% nằm dưới nước, rộng lớn bằng một nửa nước Úc

Vén màn bí ẩn lục địa thứ 8 của Trái đất: 94% nằm dưới nước, rộng lớn bằng một nửa nước Úc

Sau thời gian dài, cuối cùng các nhà khoa học cũng đã vẽ được bản đồ hoàn chỉnh của lục địa Zealandia – lục địa thứ 8 trên Trái đất.

Đăng ngày: 16/10/2024
Người dân Philippines bất ngờ chứng kiến hiện tượng kỳ lạ trên bầu trời

Người dân Philippines bất ngờ chứng kiến hiện tượng kỳ lạ trên bầu trời

Nhiều người dân địa phương đã vô cùng bất ngờ khi chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ khiến bầu trời bị chia thành hai nửa sáng tối.

Đăng ngày: 16/10/2024
Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào?

Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào?

Tàu viên đạn Shinkansen ra đời cách đây 60 năm đã tạo nên cuộc cách mạng trong ngành giao thông tốc độ cao không chỉ ở Nhật Bản mà nhiều nước khác trên thế giới.

Đăng ngày: 15/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News