Máy gia tốc hạt lớn của CERN phát hiện 3 hạt hạ nguyên tử mới

Ngày 5/7, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) cho biết, các nhà khoc học làm việc trên Máy gia tốc hạt lớn (LHC) đã phát hiện 3 hạt hạ nguyên tử chưa từng được biết đến trước đây, gồm 1 loại hạt pentaquark mới và cặp tetraquark lần đầu tiên được quan sát thấy.

Máy gia tốc hạt lớn của CERN phát hiện 3 hạt hạ nguyên tử mới
Hạt pentaquark mới được minh họa dưới dạng một cặp hadron tiêu chuẩn liên kết với nhau trong một cấu trúc giống phân tử. (Ảnh: CERN)

Ngày 5/7, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) cho biết, các nhà khoc học làm việc trên Máy gia tốc hạt lớn (LHC) đã phát hiện 3 hạt hạ nguyên tử chưa từng được biết đến trước đây, gồm 1 loại hạt pentaquark mới và cặp tetraquark lần đầu tiên được quan sát thấy.

Máy gia tốc hạt lớn của CERN chính là cỗ máy đã tìm thấy hạt boson Higgs, loại hạt được cho là có vai trò quan trọng đối với sự hình thành của vũ trụ sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm.

Các nhà khoa học tại CERN cho biết họ đã quan sát thấy 1 loại hạt pentaquark mới và một cặp tetraquark chưa từng được biết đến trước đây, qua đó bổ sung thêm 3 hạt này vào danh sách các hạt hadron được phát hiện thông qua Máy gia tốc hạt lớn.

Chúng sẽ giúp các nhà vật lý hiểu rõ hơn về cách các hạt quark liên kết với nhau để tạo thành các hạt tổng hợp.

Hạt quark là các hạt cơ bản thường kết nối với nhau theo tổ hợp 2 và 3 hạt để tạo thành các hạt hadron như proton và neutron - những hạt cấu thành nên hạt nhân nguyên tử.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, các hạt quark này có thể liên kết với nhau theo tổ hợp 4 và 5 hạt, hay còn gọi là hạt tetraquark và pentaquark.

“Càng tiến hành nhiều cuộc phân tích, chúng tôi càng phát hiện ra nhiều loại hạt hadron kỳ lạ hơn”, ông Niels Tuning, nhà vật lý học tại CERN cho hay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngọn hải đăng nghìn năm không tắt: Cao hơn 90m, đứng cách xa gần 55km vẫn nhìn thấy

Ngọn hải đăng nghìn năm không tắt: Cao hơn 90m, đứng cách xa gần 55km vẫn nhìn thấy

Được xây dựng ở thành phố mang tên Alexander Đại đế, ngọn hải đăng này đã chiếu sáng hơn nghìn năm để dẫn đường cho các con tàu vào bến cảng Ai Cập.

Đăng ngày: 06/07/2022
Thành phố nghìn năm không trồng nổi 1 cây xanh: Thưởng 1 tỷ cho ai

Thành phố nghìn năm không trồng nổi 1 cây xanh: Thưởng 1 tỷ cho ai "giải cứu" thành công

Dù người dân đã thử nhiều cách, cây xanh vẫn không thể sinh sôi tại thành phố này. Chính quyền đã treo giải thưởng rất lớn nhưng dường như " bài toán" khó này vẫn chưa có lời giải.

Đăng ngày: 06/07/2022
Dùng radar quét Nam Cực, thấy

Dùng radar quét Nam Cực, thấy "lò phóng xạ" lớn gấp đôi London: Chuyên gia cảnh báo luôn!

Để giải mã những bí ẩn tại Nam Cực - khu vực thách thức nhất trên hành tinh của chúng ta - cần có sự hợp tác quốc tế sâu rộng.

Đăng ngày: 05/07/2022
Tảng đá dát vàng đứng chênh vênh nghìn năm trên núi, thách thức mọi định luật vật lý

Tảng đá dát vàng đứng chênh vênh nghìn năm trên núi, thách thức mọi định luật vật lý

Nhìn qua hình ảnh, ai cũng tò mò muốn đến tận nơi chiêm ngưỡng tảng đá dát vàng kỳ lạ này.

Đăng ngày: 05/07/2022
Nga phát hiện thêm mỏ dầu thô khổng lồ ở Bắc Cực

Nga phát hiện thêm mỏ dầu thô khổng lồ ở Bắc Cực

Mỏ dầu này có trữ lượng khoảng 82 triệu tấn - được mô tả là loại dầu nhẹ, ít lưu huỳnh và độ nhớt thấp.

Đăng ngày: 05/07/2022
Gravelly Hill - Giao lộ

Gravelly Hill - Giao lộ "mỳ Ý" phức tạp nhất hành tinh

Giao lộ Gravelly Hill ở Birmingham là một trong những nút giao thông phức tạp nhất hành tinh với 5 tầng, 559 cột bê tông và chiều cao lên tới hơn 24 m.

Đăng ngày: 05/07/2022
Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao?

Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao?

Trong 40 năm qua, con người đã làm thay đổi các dòng sông lớn nhất thế giới với tốc độ chưa từng có.

Đăng ngày: 04/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News