Chiều nay, Trái đất đi đến điểm viễn nhật, "bỏ rơi" sao mẹ
Trái đất di chuyển đến điểm viễn nhật trên quỹ đạo vào ngày 4/7.
Theo nhà thiên văn Chris Vaughen của SkySafari Software, người giám sát Lịch bầu trời đêm của tờ Space, Trái đất hôm 4-7 sẽ đi vào điểm viễn nhật cách Mặt trời tận 152,1 triệu km, là điểm xa nhất trên quỹ đạo vòng quanh ngôi sao mẹ.
Các tính toán cho thấy thời điểm chính xác mà Trái đất đi vào điểm viễn nhật là 7 giờ sáng theo giờ GMT, tương ứng với 14 giờ chiều 4-7 theo giờ Việt Nam.
Bản đồ vị trí Trái đất hiện tại so với Mặt trời và 3 hành tinh sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa. Tuy nhiên đây chỉ là bản đồ tương đối vì quỹ đạo của địa cầu hình elip - (Ảnh: SPACE)
Tại điểm viễn nhật, Trái đất sẽ cách xa ngôi sao mẹ nhiều hơn 1,67% so với khoảng cách trung bình Trái đất - Mặt trời. Khoảng cách trung bình Trái đất - Mặt trời chính là thước đo chuẩn cho cái gọi là "đơn vị thiên văn" (AU), tương đương 149,6 triệu km.
Tuy cách xa Mặt trời, nhưng do hướng nghiêng của Trái đất so với sao mẹ, người dân Bắc Bán cầu vẫn sẽ phải chịu đựng một ngày hè nóng nực. Góc nghiêng mới là thứ ảnh hưởng lớn đến nhiệt lượng Trái đất thu được từ sao mẹ, chứ không phải khoảng cách.
Lý do Trái đất có những điểm cận nhật (gần Mặt trời nhất) và điểm viễn nhật là vì quỹ đạo của hành tinh chúng ta quanh sao mẹ là một hình elip rõ ràng. Trong cả hệ Mặt trời, chỉ có sao Kim sở hữu quỹ đạo gần như tròn hoàn hảo.
Các nhà thiên văn khuyến cáo bạn không nên thử quan sát Mặt trời, bởi độ xa này mắt thường không thể nhận biết. Hơn nữa tia Mặt trời rất có hại cho mắt, có thể gây tổn thương dù bạn nhìn nó bằng mắt thường, ống nhóm hay kính thiên văn. Ngay cả nhật thực cũng chỉ có thể quan sát bằng một loại kính đặc biệt nhằm bảo vệ mắt.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!
Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.

Phát hiện hố đen "lớn" nhanh nhất trong 9 tỷ năm
Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.
