Mây mùa hè trên vệ tinh Titan của sao Thổ

Những người theo dõi và nghiên cứu vệ tinh Titan của sao Thổ nói rằng những đám mây của vệ tinh Titan hình thành và di chuyển khá giống mây trên trái đất nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều. 

NASA dự đoán một mùa thu ấm và ẩm ướt trên vệ tinh Titan.

Các nhà khoa học trên tàu thăm dò Cassini của NASA theo dõi bầu khí quyển của vệ tinh Titan trong 3 năm rưỡi, từ tháng 7/2004 đến tháng 12/2007 và đã quan sát trên 200 đám mây. Họ nhận thấy cách phân bố của những đám mây này quanh Titan cũng giống như mô hình tuần hoàn tại địa cầu. Sự khác biệt duy nhất là thời gian – mây vẫn xuất hiện ở Nam bán cầu trong khi mùa thu đã đến gần kề.

Nhóm cộng tác giữa Sabastien Rodriguez của Đại học Paris Diderot và trường Đại học Nantes, Pháp cho biết “Các đám mây quanh Titan không chuyển động theo mùa như suy nghĩ trước đây của chúng ta. Vào mùa hè, Nam cực vẫn rất nhiều mây. Thời tiết mùa hè như thế có lẽ kéo dài đến tận đầu mùa thu. Kiểu thời tiết như vậy khá giống mùa thu muộn trên trái đất, dù cơ chế của nó có thể khác biệt hoàn toàn. Vệ tinh Titan có thể có đầu thu với kiểu thời tiết ấm và ẩm hơn so với dự đoán.”

 

Ảnh hồng ngoại chụp vệ tinh Titan cho thấy những đám mây lớn ở khu vực cực Nam vệ tinh Titan. (Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona/ Đại học Nantes)

Trên trái đất, giai đoạn cuối thu thường ấm và khô ráo do khối hạ áp bị chặn lại ở vùng cực có mùa đông. Ngược lại, các nhà khoa học cho rằng mùa hè muộn, nhiều mây, ấm và ẩm trên vệ tinh Titan là do sự thay đổi nhiệt độ chậm chạp trên bề mặt và tầng khí quyển thấp của nó gây ra.

Vào thời điểm thu phân từ hè chuyển sang thu trong tháng 8/2009, các đám mây quanh Titan được dự đoán là sẽ biến mất. Tuy vậy, mô hình tuần hoàn của thời tiết và khí hậu trên Titan cho phép dự đoán rằng các đám mây tại vĩ độ nam không cần chờ đến thời điểm thu phân mà có lẽ đã dần tan rã kể từ năm 2005. Dù vậy, từ tàu Cassini vẫn có thể nhìn thấy mây ở đó vào cuối năm 2007, và một vài đám mây đặc biệt hoạt động mạnh tại xích đạo và khu vực lân cận.

Titan là mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời có khí quyển rõ rệt và khí hậu khá giống trái đất. Bầu khí quyển đậm đặc khí nitơ và mêtan của Titan khiến nó kém hoạt động hơn nhiều so với khí quyển trái đất. So với trái đất, Titan cách xa mặt trời gấp 10 lần và nhận lượng ánh sáng chỉ bằng 1/100. Các mùa trên Titan kéo dài hơn 7 năm tính theo thời gian tại trái đất.

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục quan sát những thay đổi lâu dài trong khoảng thời gian tàu Cassini được kéo dài sứ mệnh trên vũ trụ, tới mùa thu năm 2010. Tàu Cassini sẽ bay gần Titan vào này 6/5.

Vệ tinh thăm dò Cassini-Huygens là dự án hợp tác của NASA, Trung tâm vũ trụ châu Âu và Trung tâm vũ trụ Italy. Phòng thí nghiệm phản lực của NASA ở Pasadena, California điều hành vệ tinh thăm dò Cassini-Huygens. Tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo Cassini được thiết kế, phát triển và lắp ráp tại JPL. Nhóm nghiên cứu quang phổ kế ánh xạ hồng ngoại trực thuộc trường Đại học Arizona.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News