Máy quét cơ thể xuyên qua 30 lớp quần áo

Các nhà khoa học ứng dụng công nghệ radar vũ trụ để phát triển loại máy quét nhỏ gọn cho hình ảnh sắc nét.

Máy quét cơ thể xuyên qua 30 lớp quần áo
Khả năng chụp ảnh được thử nghiệm với các loại vải và độ dày khác nhau. Ảnh: Phòng thí nghiệm Quốc gia Vũ Hán về Quang điện tử

Máy quét toàn thân sử dụng công nghệ radar vũ trụ được thử nghiệm ở Trung Quốc và tạo ra những hình ảnh đặc biệt rõ nét xuyên qua quần áo, SCMP hôm 13/1 đưa tin. Độ phân giải siêu cao của chiếc máy có thể giúp xác định các vật được giấu với độ chính xác cao hơn tại những điểm kiểm tra an ninh.

Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu của giáo sư Liu Jinsong tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, Vũ Hán, đặt một mảnh giấy in chữ "S" to bằng ngón tay cái dưới 5 loại quần áo thông dụng làm từ các loại vải tự nhiên và tổng hợp. Kết quả, máy quét thu được những hình ảnh rất rõ nét về chữ "S". Nó bị mờ khi các nhà khoa học tăng số lớp quần áo nhưng vẫn có thể nhận dạng khi số lớp lên đến 30.

Với độ phân giải ở mức milimet, máy quét có thể dễ dàng phát hiện những thứ bị cấm như vũ khí giấu dưới quần áo, nhóm chuyên gia cho biết. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Optics and Optoelectronic Technology.

Một số máy quét cơ thể hiện nay chiếm diện tích lớn, gây khó khăn cho việc lắp đặt. Tuy nhiên, máy quét của Liu có kích thước chỉ bằng một chiếc gương thử quần áo và sử dụng 32 ăng-ten nhỏ.

"Với radar truyền thống, độ phân giải càng cao thì ăng-ten càng lớn. Điều này không thiết thực trong một số tình huống", Liu và các đồng nghiệp cho biết. Nhiều nền tảng quân sự hiện đại, trong đó có vệ tinh, máy bay chiến đấu, tàu chiến, sử dụng công nghệ khẩu độ tổng hợp để giảm kích thước ăng-ten. Theo đó, tín hiệu của các ăng-ten nhỏ được kết hợp để tạo ra hình ảnh với độ phân giải cao hơn. Vệ tinh trang bị radar khẩu độ tổng hợp tiên tiến có thể nhìn thấy gạch trên vỉa hè vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu.

Liu và các đồng nghiệp đã sửa đổi công nghệ hiện có để đạt được kết quả tốt mà không gây hại cho cơ thể người. Tuy nhiên, hình ảnh sắc nét còn phụ thuộc vào khoảng cách của một người với radar. Các chuyên gia chưa thông báo liệu thiết bị có được thử nghiệm trong sân bay hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện 'kim loại lạ' có thể giải mã bí ẩn từ 3 thập kỷ trước

Phát hiện 'kim loại lạ' có thể giải mã bí ẩn từ 3 thập kỷ trước

'Kim loại lạ' này không tuân theo những quy tắc vật lý thông thường, các nhà khoa học cho biết.

Đăng ngày: 16/01/2022
Vì sao thị trấn này yêu cầu cư dân phải cắt ruột thừa mới được sống ở đây?

Vì sao thị trấn này yêu cầu cư dân phải cắt ruột thừa mới được sống ở đây?

Con người có thể sống chung với đoạn ruột thừa suốt đời trừ khi nó bị viêm. Tuy nhiên, một thị trấn ở Nam Cực đã yêu cầu những cư dân tương lai phải cắt bỏ ruột thừa của họ trước khi định cư ở đây, theo NY Post.

Đăng ngày: 16/01/2022
Tổ tiên của chúng ta đã từng ngủ như thế nào và những người mất ngủ phải làm sao?

Tổ tiên của chúng ta đã từng ngủ như thế nào và những người mất ngủ phải làm sao?

Nhà sử học A.Roger Ekirch tại Virginia Tech, Mỹ nghiên cứu về các giấc ngủ cổ đại và cho rằng giấc ngủ là một hằng số sinh học.

Đăng ngày: 15/01/2022

"Cung điện" 1.500 tuổi nào từng bị bỏ quên dưới nước?

“Cung điện” độc đáo được xây dựng từ gần 1.500 năm trước. Các nhà khảo cổ gọi đó là 'Cung điện bị bỏ quên dưới nước'.

Đăng ngày: 15/01/2022
Trái đất hít thở CO2 như thế nào?

Trái đất hít thở CO2 như thế nào?

Đồ họa của một nhà nghiên cứu ở Viện Max Planck phản ánh cách thực vật trên Trái Đất hút và thải carbon theo từng mùa.

Đăng ngày: 15/01/2022
Bí ẩn

Bí ẩn "đảo trên mây": Thực hư nơi khủng long vẫn tung tăng đi lại?

Vị trí địa lý độc nhất vô nhị của loạt cao nguyên này dấy lên nghi vấn, những sự sống đã tuyệt chủng trên mặt đất, bao gồm khủng long có thể vẫn đang sống khỏe ở đây.

Đăng ngày: 14/01/2022
Turkmenistan muốn dập tắt

Turkmenistan muốn dập tắt "Cổng địa ngục" đã bốc cháy suốt 50 năm trên sa mạc!

Một số nhà địa chất học Turkmenistan cho biết miệng hố xuất hiện vào thập niên 1960 nhưng mãi đến thập niên 1970 mới bắt đầu cháy và nó đã luôn như vậy trên sa mạc Karakum suốt 50 năm qua.

Đăng ngày: 14/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News