"Mây tận thế" cao 9km xuất hiện trên "hỏa ngục" ở Mỹ

Dân địa phương liên tưởng đám mây khổng lồ cùng bầu trời màu cam với một vụ nổ hạt nhân.

Theo Daily Star, đám cháy rừng khổng lồ lan rộng từ tuần trước nhấn chìm bang California trong biển lửa. Những người đi đường ở Los Angeles từng trải qua cảm giác hãi hùng giống như đi vào hỏa ngục.

Mây tận thế cao 9km xuất hiện trên hỏa ngục ở Mỹ
Đám mây xuất hiện trong cháy rừng kinh hoàng ở Mỹ.

Mới đây nhất, gười dân sống ở California có thể dễ dàng nhận thấy đám mây khổng lồ cao tới 9.000 mét bao trùm một khu vực rộng lớn.

Nhân chứng David R Purl chụp lại những bức ảnh quý giá từ thành phố ven biển của Vịnh Morro.

Mây tận thế cao 9km xuất hiện trên hỏa ngục ở Mỹ
Đám mây cao 9.000 mét được so sánh với một vụ nổ bom hạt nhân.

“Đám mây ngày tận thế xuất hiện từ đám cháy rừng hôm 10/12. Xin Chúa phù hộ các bạn”, David viết trên mạng xã hội Twitter.

Đám cháy rừng lan rộng tương đương lãnh thổ Singapore cũng tạo nên cảnh tượng bầu trời màu cam hiếm gặp. Người dân địa phương liên tưởng đám mây khổng lồ cùng bầu trời màu cam với kịch bản giống như một vụ nổ hạt nhân.

Mây tận thế cao 9km xuất hiện trên hỏa ngục ở Mỹ
Các chuyên gia ước tính cháy rừng ở California sẽ còn lan rộng.

Ước tính 7.000 lính cứu hỏa ngày đêm chiến đấu với giặc lửa, vốn thiêu rụi 800 công trình kiến trúc và hơn 680 căn nhà.

Eric Boldt, nhà dự báo thời tiết Mỹ giải thích hơi nóng tỏa ra từ đám cháy rừng khổng lồ đang kéo đám mây tận thế lên cao hơn nữa trên bầu trời. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cháy rừng sẽ còn tiếp tục lan rộng.

Mây tận thế cao 9km xuất hiện trên hỏa ngục ở Mỹ
Bầu trời chuyển màu cam ở bang California, Mỹ.

“Đám cháy đang tự tạo nên cơn gió. Hiện tượng thời tiết phức tạp càng đẩy nhanh tốc độ lan tỏa của lửa”, Boldt nói. “Tình hình này trở nên hết sức nguy hiểm với lính cứu hỏa”.

Ít nhất một người thiệt mạng kể từ khi cháy rừng bùng phát hôm 4/12. 7.000 lính cứu hỏa hiện chỉ có thể kiểm soát khu vực tương đương 20% đám cháy rừng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Cầu vồng kép xuất hiện cùng cực quang trên bầu trời đêm

Cầu vồng kép xuất hiện cùng cực quang trên bầu trời đêm

Một nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc cầu vồng đêm hiếm gặp và cực quang kỳ ảo hiện ra cùng lúc trên bầu trời đầy sao.

Đăng ngày: 14/12/2017
Phát hiện thêm 58 hang động mới ở Phong Nha

Phát hiện thêm 58 hang động mới ở Phong Nha

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình) phát hiện thêm 58 hang động mới, một số hang có vỏ đạn và sân khấu văn nghệ từ thời chiến tranh.

Đăng ngày: 13/12/2017
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Hiện nay (13/12), trên vùng biển phía Đông Nam miền Trung Philippines có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.

Đăng ngày: 13/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News