Máy tính sinh học chứa tế bào não người có thể sớm trở thành hiện thực

Máy tính gắn mô não sinh học là sự kết hợp giữa máy móc vô tri và trí óc con người. Điều quan trọng hơn, chúng có thể nâng cao hiểu biết về cách hoạt động của bộ não.

Máy tính sinh học chứa tế bào não người có thể sớm trở thành hiện thực
Siêu máy tính. (Ảnh minh họa: AFP).

Máy tính sinh học tương lai sử dụng tế bào não người có thể sớm trở thành hiện thực. Đó là tuyên bố của nhóm nhà khoa học của Đại học Johns Hopkins trên tạp chí "Frontiers in Science". Các chuyên gia này chỉ ra tính khả thi của việc nuôi cấy mô não bộ lấy từ các mẫu da người nhỏ bé, từ đó giúp cách mạng hóa ngành công nghệ cao.

Nhóm nghiên cứu tuyên bố: "Điện toán sinh học là một nỗ lực to lớn nhằm đúc kết sức mạnh tính toán và tăng hiệu quả của nó để vượt qua giới hạn công nghệ hiện tại của chúng ta".

Nhóm khoa học đã sử dụng mô não có kích thước bằng đầu bút bi cho các thí nghiệm kể trên, hoạt động giống như phần cứng sinh học. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng mặc dù máy tính có thể vượt trội so với bộ não con người trong các tính toán, nhưng khi cần đưa ra các quyết định logic phức tạp thì chúng lại thiếu sót.

Frontier, siêu máy tính mới nhất ở Kentucky, trị giá 600 triệu USD, diện tích 630 mét vuông. Đến tận tháng 6 năm ngoái, lần đầu tiên nó vượt qua khả năng tính toán của một bộ não con người, nhưng sử dụng năng lượng gấp một triệu lần”, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu trên cho biết.

Nhóm chuyên gia bắt đầu phát triển và lắp ráp các tế bào não thành các cơ quan chức năng bằng cách sử dụng mẫu da người. Sau đó, họ lập trình lại các tế bào này thành trạng thái giống như tế bào gốc phôi. Nhóm khoa học tại Đại học Johns Hopkins hy vọng sẽ chế tạo được một siêu máy tính với các chất hữu cơ này. Họ tin rằng những bộ phận sinh học đó sẽ giúp giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của trí tuệ nhân tạo (AI).

Khám phá trên cũng mở ra cánh cửa cho những nghiên cứu mới trong lĩnh vực khoa học thần kinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ kiểm soát bức xạ mặt trời: Đã đến lúc?

Công nghệ kiểm soát bức xạ mặt trời: Đã đến lúc?

Đây là giải pháp khả thi và có thể nhanh chóng hạ nhiệt Trái đất trong vài năm, với chi phí được xem là tương đối thấp - tốn khoảng 20 tỉ USD để làm giảm 1 độ C/năm.

Đăng ngày: 02/03/2023
Phát triển tàu tự hành chạy bằng hydro lỏng đầu tiên

Phát triển tàu tự hành chạy bằng hydro lỏng đầu tiên

Tập đoàn HI-FIVED của Anh vừa nhận được tài trợ 6,46 triệu USD của chính phủ để phát triển tàu hydro nhằm khử carbon trong vận tải hàng hải.

Đăng ngày: 01/03/2023
Công nghệ trong Ant-Man liệu có tồn tại trong thực tế?

Công nghệ trong Ant-Man liệu có tồn tại trong thực tế?

Nhờ kỹ thuật sửa lỗi mới, Google đang tiến gần hơn đến một máy tính lượng tử có giá trị thương mại.

Đăng ngày: 28/02/2023
Giới khoa học lên kế hoạch biến chim chết thành máy bay không người lái

Giới khoa học lên kế hoạch biến chim chết thành máy bay không người lái

Các nhà khoa học Mỹ đang ấp ủ kế hoạch biến những con chim đã chết thành máy bay không người lái, sử dụng cho mục đích tuần tra, theo dõi.

Đăng ngày: 28/02/2023
Loại pin mới giúp chinh phục thử thách không gian trở nên dễ dàng

Loại pin mới giúp chinh phục thử thách không gian trở nên dễ dàng

NASA cho biết loại pin mới này có thể sẽ đặt nền tảng cho các chuyến thám hiểm, đổ bộ Sao Kim trong tương lai.

Đăng ngày: 27/02/2023
Trung Quốc nghiên cứu phát triển máy phát điện nano công suất 3.000 volt

Trung Quốc nghiên cứu phát triển máy phát điện nano công suất 3.000 volt

Các nhà nghiên cứu thiết kế máy phát điện nano mạnh nhất từ trước tới nay với điện áp 3.000 volt, mô phỏng cách cá đuối phóng điện để tự vệ.

Đăng ngày: 27/02/2023
Trung Quốc tạo ra kính hiển vi có thể chụp ảnh não sâu

Trung Quốc tạo ra kính hiển vi có thể chụp ảnh não sâu

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh đạt bước đột phá mới về kính hiển vi đa photon khi chụp thành công hình ảnh não sâu ở chuột.

Đăng ngày: 27/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News