Mẹo khắc phục các vấn đề sức khỏe khi đi máy bay
Nhiều người ưa chuộng việc đi máy bay vì sự nhanh gọn và tiện lợi. Tuy nhiên, di chuyển bằng cách này có thể là cuộc "tra tấn" đối với cơ thể của chính họ.
>>> Thủ thuật giúp bạn quên đi nỗi sợ khi đi máy bay
Dù bạn trải qua một tiếng đồng hồ ở độ cao trên 9.000 mét so với mặt đất hay di chuyển qua nhiều múi giờ khác nhau, các ảnh hưởng của chuyến bay có thể gây tổn hại trí óc, cơ thể và nhịp sinh học của bạn. Theo các chuyên gia, áp suất, độ ẩm, tình trạng gò bó và lượng oxy thấp khiến hành khách đi máy bay có thể cảm thấy hoa mắt chóng mặt, các khớp sưng phồng, da khô, mất vị giác và thậm chí hơi thở hôi.
Một số cách dưới đây giúp cơ thể bạn thích ứng với việc di chuyển trên không:
Hơi thở hôi
Nhiều chức năng cơ thể chậm lại trong khi chúng ta đi máy bay, do thay đổi lớn về áp suất gẫy nhiễu loạn sự trao đổi chất và cơ thể quyết định ưu tiên cho những chức năng khác. Các tuyến nước bọt vì thế bị ảnh hưởng và sản sinh ra ít nước bọt hơn, đồng nghĩa với nhiều vi khuẩn hơn phát triển bên trong miệng, khiến hơi thở trở nên kém thơm tho.
Vì hầu hết các hành khách thường nhấm nháp đồ ăn nhanh, dùng đồ uống có đường và sôcôla nên vấn đề càng trở nên nghiêm trọng do vi khuẩn ăn đường. Các hạt thực phẩm còn sót lại trong mồm sẽ sản sinh ra một hợp sulfua khiến hơi thở bị hôi.
Giải pháp: Hãy chọn thực phẩm lành mạnh, uống nước lọc và đánh răng sau các bữa ăn. Kẹo bác hà cũng che giấu được hiện tượng hôi miệng, nhưng không loại bỏ được nó hoàn toàn.
Các chân sưng phồng
Những người di chuyển bằng máy bay có thể phải trải qua tình trạng nghẽn mạch máu hay huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), trong đó, do tuần hoàn kém, một cục máu đông hình thành ở một trong những tĩnh mạch sâu của cơ thể. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, ngồi im suốt thời gian dài trong điều kiện gò bó, mất nước và áp suất thấp trong cabin máy bay đều góp phần dẫn đến tình trạng này.
Người càng già, nguy cơ bị DVT khi đi máy bay càng cao. Triệu chứng của nó là các chân sưng phồng, cảm thấy nặng và tất gây ra các vệt hằn quanh mắt cá chân, nơi chúng chưa từng xuất hiện trước đó.
Giải pháp: Kiểm soát tuần hoàn máu bằng cách đứng dậy và đi bộ cứ khoảng 1 lần mỗi giờ. Nếu bạn ngồi cạnh cửa sổ và hành khách ngồi ngoài đang ngủ, bạn có thể nâng chân lên - xuống và xoay chúng theo vòng tròn cứ 30 phút một lần để giữ cho máu lưu thông tốt.
Suy giảm vị giác
Một nghiên cứu năm 2010 của hãng hàng không Lufthansa (Đức) phát hiện, khả năng nếm vị mặn và ngọt của hành khách có thể giảm tới 30% trong khi bay. Trong các chuyên bay, khi thực phẩm thực sự nghèo nàn thì vấn đề này hóa ra lại là điều tốt.
Các chuyên gia giải thích, ở độ cao khoảng 9.000 - 10.000 mét so với mặt đất, độ ẩm sẽ thấp hơn 15% ngưỡng cần thiết để giữ cho đường mũi và các màng nhầy trong miệng ẩm ướt. Cả 2 đều liên quan đến các nụ vị giác, nên điều đó sẽ làm suy giảm khả năng phân biệt các hương vị khác nhau của bạn.
Giải pháp: Uống thật nhiều nước và thường xuyên giữ ẩm cho miệng. Các chuyên gia khuyến nghị bạn uống 1 - 2 cốc nước mỗi giờ để đạt được điều đó. Nếu cần phải ăn, bạn nên chọn các thực phẩm cay, chua hoặc đắng để nhấm nháp trong khi bay vì chúng có vị mạnh hơn.
Hoa mắt chóng mặt
Các khoang máy bay được điều áp để khiến hành khách cảm thấy cứ như họ đang ở độ cao gần 2.100 mét trên mặt đất. Nó sẽ tạo ra hiệu ứng với cơ thể tương đương khi bạn đứng trên đỉnh của một ngọn núi. Oxy trong không khí ít hơn và lượng oxy trong máu của bạn cũng giảm xuống còn 93% mức bình thường.
Hậu quả của việc ít oxy lưu chuyển tới các tế bào thiết yếu trong cơ thể sẽ là sự mệt mỏi, đau đầu và hoa mắt, chóng mặt.
Giải pháp: Đáng buồn là bạn không thể làm được gì nhiều trong trường hợp này. Dẫu vậy, bạn được khuyên không nên uống rượu cồn vì nó gây nhiễu loạn sự trao đổi chất của tế bào và khiến chúng hấp thu oxy kém hơn. Duy trì sức khỏe tốt, tránh béo phì và không hút thuốc sẽ khiến tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi bay ít nghiêm trọng hơn.
Da khô
Các khoang máy bay được điều áp có độ ẩm thấp và là nơi rất khô. Khi ở trên mát bay, độ ẩm có thể giảm 2% và hơi ẩm tự nhiên trên da của bạn sẽ nhanh chóng bốc hơi theo thời gian. Mặt, các bàn tay và chân của bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khô, trông xỉn màu và nóng rát.
Ngoài ra, nếu bạn bị stress trong khi bay, da của bạn có thể hứng chịu tổn hại nghiêm trọng hơn nữa. Stress sản sinh ra hormone cortisol, ảnh hưởng đến chức năng rào cản bảo vệ của da, dẫn đến tình trạng đỏ ửng hay mọc nhọt sưng tấy.
Giải pháp: Hãy uống nhiều nước để làm mát từ bên trong cơ thể. Bạn có thể mang theo 1 - 2 lọ kem dưỡng ẩm bên mình, nhưng cần nhớ là mỗi lọ không quá 100ml, nếu không bạn sẽ không thể đưa chúng qua khâu kiểm soát an ninh.
Chứng táo bón
Ngồi suốt thời gian dài và sự thay đổi lớn về áp suất đối với cơ thể khiến sự trao đổi chất của chúng ta chậm lại. Kết quả là tình trạng đầy bụng, "xì hơi", táo bón và đau bụng. Vấn đề này cũng có thể bắt nguồn từ sự thay đổi lịch trình và nhịp sinh học của cơ thể khi bạn bay quay nhiều múi giờ khác nhau.
Giải pháp: Không nên ăn bữa quá no trước khi lên máy bay hoặc trong khi bay. Hãy rời khỏi ghế ngồi và vận động nhẹ nhàng 1 lần mỗi giờ và ăn bữa ăn nhẹ, giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
