Mewing là gì? Tác dụng và cách tập mewing

Kỹ thuật mewing đang lan truyền phổ biến trên mạng xã hội, được nhiều người áp dụng với mục đích định hình lại khuôn mặt của mình để có đường viền hàm rõ ràng hơn, đồng thời giúp giảm đau hàm, thở hoặc các vấn đề chỉnh nha.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng nào chứng minh phương pháp này có công dụng như mọi người vẫn truyền tải. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng những người có vấn đề về hàm cần phẫu thuật hoặc chỉnh nha không nên thử mewing. Tốt nhất mọi người nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia.

1. Những điều cần biết về Mewing

Mewing là một kỹ thuật tái cấu trúc khuôn mặt. Đây không phải thuật ngữ y học mà được đặt theo tên của bác sĩ chỉnh nha người Anh, tiến sĩ John Mew, người đã phổ biến phương pháp này vào những năm 1970 như một phần của phương pháp chỉnh nha thay thế của ông được gọi là chỉnh hình.


Mewing là một kỹ thuật sử dụng vị trí của lưỡi để định hình đường viền hàm và khuôn mặt. (Ảnh: Internet).

2. Tác dụng của mewing

Mewing là một kỹ thuật được một số người cho rằng có thể cải thiện tính thẩm mỹ của đường viền hàm. Nhiều người áp dụng phương pháp này với mong muốn cải thiện các tình trạng liên quan đến thẩm mỹ như mặt to, mặt lệch, mũi tẹt,...

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng phương pháp này có thể giải quyết một số vấn đề như:

Chứng ngưng thở khi ngủ

  • Vấn đề về thở và nuốt
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
  • Viêm xoang

Tuy nhiên, không có nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh phương pháp mewing có thể thay đổi vĩnh viễn cấu trúc hàm, điều trị các vấn đề sức khỏe như viêm xoang, khó thở, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMJ) hoặc ngưng thở khi ngủ.

Mặc dù chưa được các nghiên cứu công nhận nhưng tư thế miệng, hay cách bạn đặt răng và lưỡi, đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự phát triển hàm ở trẻ em. Một nghiên cứu nhỏ trên 50 trẻ cho thấy những trẻ thở bằng miệng có những thay đổi nhỏ trên các đặc điểm trên khuôn mặt.

Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ cũng cho biết rằng: "Vị trí của lưỡi, răng và hàm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình, nhưng những thay đổi đối với các cấu trúc này phải xảy ra trong khi trẻ đang phát triển hoặc khi trẻ đang sử dụng các phương pháp tiên tiến như niềng răng hoặc phẫu thuật chỉnh sửa".

Nhìn chung, phương pháp này còn gây nhiều tranh cãi, cần nhiều nghiên cứu hơn để biết chính xác công dụng của mewing đối với sức khoẻ và thẩm mỹ. Nếu thực sự có tác dụng, bạn cũng cần rất nhiều thời gian mới thấy được hiệu quả của phương pháp này.


Những người có các vấn đề hàm như lệch hàm thường thực hiện mewing nhằm khắc phục tình trạng. (Ảnh: Internet)

3. Mewing sai cách có ảnh hưởng gì không?

Cũng như bàn về công dụng của mewing, những rủi ro do phương pháp này có thể gây ra cũng còn nhiều tranh cãi.

Một số người cho rằng phương pháp này khó có thể thay đổi thành công đường viền hàm hoặc răng nên cũng ít có khả năng gây rủi ro về mặt sức khoẻ và thẩm mỹ.

Một số quan điểm khác thì lại cho rằng việc lạm dụng cơ mặt và khớp thái dương hàm (TMJ) có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như mệt mỏi, đau đớn hoặc rối loạn chức năng, làm trầm trọng thêm cơn đau hoặc rối loạn chức năng khớp thái dương hàm TMJ.

Nếu việc mewing thành công trong việc định vị lại hoặc định hình lại hàm, phương pháp này có thể khiến hàm và răng bị lệch. Điều đó có thể góp phần gây ra các biến chứng như vấn đề về khớp cắn, răng lung lay hoặc sứt mẻ, tụt nướu và đau hàm.

4. Tập mewing đúng cách

Để thực hiện phương pháp mewing, bạn phải thả lỏng lưỡi và đảm bảo lưỡi nằm hoàn toàn trên vòm miệng, bao gồm cả phía sau lưỡi. Để tập luyện dễ dàng hơn, bạn có thể há miệng sau đó phát âm "N" rồi giữ tư thế lưỡi ở đó, đảm bảo lưỡi không chạm vào răng là được. Khép môi lại và giữ lưỡi ở vị trí đó tầm 20 - 30 phút.

Tư thế tập là tư thế đứng thẳng sao cho xương hàm và khuôn mặt của bạn phải thẳng với ngực kể cả khi bạn ngồi hay là đứng.

Khi thực hiện mewing, mọi người nên lưu ý một số điều:

  • Khi tập lưỡi theo phương pháp mewing bạn vẫn phải đảm bảo thở đều bằng mũi, không thở bằng miệng.
  • Khi đặt lưỡi lên trên vòm miệng thì không đẩy vào răng cửa, hành động này có thể khiến răng cửa bị hô, vẩu.

Mới đầu có lẽ bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tập luyện nhưng kiên trì thực hiện đều đặn bạn sẽ ghi nhớ cách đặt lưỡi và dần sẽ trở thành thói quen bản năng của bạn.

Trên đây là những giải đáp về phương pháp mewing là gì? Tác dụng cũng như cách tập luyện. Nhìn chung, đây không phải là phương pháp "thần thánh" như nhiều người chia sẻ. Tác dụng của phương pháp này chưa thật rõ ràng, do đó mọi người nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi áp dụng mewing.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn

Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Đăng ngày: 21/02/2025
Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Đăng ngày: 20/02/2025
Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Đăng ngày: 19/02/2025
Những lợi ích tuyệt vời của lá đu đủ mà ít người biết tới

Những lợi ích tuyệt vời của lá đu đủ mà ít người biết tới

Không chỉ quả mà lá đu đủ cũng có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.

Đăng ngày: 18/02/2025
Loại cá là

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ

Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Đăng ngày: 18/02/2025
Liệu chúng ta có thể bị “nhờn” cà phê khi uống quá nhiều?

Liệu chúng ta có thể bị “nhờn” cà phê khi uống quá nhiều?

Vừa uống xong một cốc cà phê sáng, nhưng chẳng hiểu sao bạn vẫn cảm thấy uể oải trong người. Có lẽ nên uống thêm một chút nữa chăng? Bạn có biết vì sao lại như vậy không?

Đăng ngày: 17/02/2025
Tư thế ngồi đặc biệt của người Nhật giúp kéo dài tuổi thọ, đẩy lùi bệnh tật

Tư thế ngồi đặc biệt của người Nhật giúp kéo dài tuổi thọ, đẩy lùi bệnh tật

Trong số những bí quyết sống thọ của người dân xứ sở hoa anh đào, tư thế ngồi trên sàn nhà đã được chứng minh có thể giúp con người khỏe mạnh hơn.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News