Miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa của năm 2023
Đợt không khí lạnh đầu mùa sẽ giúp thời tiết ở miền Bắc dịu mát trong tuần tới, miền Trung kết thúc nắng nóng.
Ngày 27/8, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, rãnh áp thấp đang bị khối không khí lạnh đầu mùa nén và đẩy từ phía bắc xuống. Trong đêm nay và ngày mai, các tỉnh miền Bắc sẽ xuất hiện đợt mưa với lượng phổ biến 40-70 mm, có nơi trên 150 mm.
Từ 29/8, các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh đầu mùa nên nhiệt độ giảm, thời tiết đa phần tạnh ráo.
Trang Accuweather của Mỹ dự báo, nhiệt độ Hà Nội tuần tới 25-34 độ C. Điểm cao trên 1.500m so với mực nước biển như Sa Pa (Lào Cai) 15-25 độ C.
Hồ Gươm và các công trình lân cận. (Ảnh: Giang Huy).
Miền Trung ngày mai nắng nóng có xu hướng thu hẹp dần, chỉ còn xuất hiện ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.
Từ 29/8, nắng nóng có khả năng kết thúc ở các tỉnh miền Trung. Nguyên nhân là do tác động của không khí lạnh đầu mùa kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa từ Nghệ An đến Quảng Bình với lượng phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 100 mm. Mưa sau đó có xu hướng dịch xuống các tỉnh phía nam.
Dịp nghỉ lễ 2/9 (từ 1 đến 4/9), khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế ít mưa, ngày có nắng, nhiệt độ cao nhất ngày 32-35 độ C. Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rào, giông, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 31-24 độ C.
Nam Bộ và Tây Nguyên từ nay đến hết nghỉ lễ Quốc khánh có mưa rào, giông vào chiều tối, ngày có nắng. Nhiệt độ cao nhất ngày ở Tây Nguyên phổ biến 27-30 độ C, ở Nam Bộ 29-32 độ C.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).
