Đài quan sát Âu - Mỹ bắt được tín hiệu ghê rợn chưa từng thấy

Hai đài quan sát Chandra và XMM-Newton đã "nhặt" được thứ vô cùng rùng rợn là những mảnh "thây ma" của một ngôi sao lớn gấp 14 lần Mặt trời, bị bắn tung tóe khắp vũ trụ.

Chandra và XMM-Newton là các đài quan sát tia X cực mạnh của NASA và ESA (cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu) đã nắm trọn khoảnh khắc đáng sợ của ASASSN-14li, kẻ xấu số vừa được xác định là nạn nhân của một lỗ đen quái vật, theo Live Science.

Đài quan sát Âu - Mỹ bắt được tín hiệu ghê rợn chưa từng thấy
"Chân dung" của "ngọn lửa bí ẩn" ASASSN-14li - (Ảnh: NASA / CXC / University of Michigan / Miller et al. / M. Weiss).

Trước đó, ASASSN-14li đã bùng lên như một ngọn lửa ma quái, ghê rợn vào năm 2014, được ghi lại bởi dự án ASASSN của Đại học bang Ohio, với sự tham gia của 20 kính viễn vọng robot.

Lúc đó, các nhà khoa học hoang mang chưa xác định rõ nó là cái gì nhưng đến nay thì đáp án được hé lộ.

"Chúng tôi đang nhìn thấy bản chất của những gì từng là một ngôi sao. Các nguyên tố để lại là manh mối mà chúng ta có thể lần theo để tìm ra loại sao nào đã chết" - TS Jon Miller từ Đại học Michigan, trưởng nhóm nghiên cứu về ASASSN-14li, nói.

Sự kiện này quý giá theo hai cách: Một là các nhà khoa học đã có cơ hội gần như tận mắt chứng kiến một trong những vụ lỗ đen xé sao nghiêm trọng nhất, hai là loại sao "nạn nhân" lần này vô cùng hiếm.

Nó cũng là "bữa ăn" thịnh soạn nhất của lỗ đen từng được biết tới.

Ngoài ra, các mảnh "thây ma" chính của ngôi sao xấu số kia mà các nhà khoa học nhìn thấy không phải vật chất được phun ra khắp nơi như thông thường.

Hai đài quan sát siêu mạnh đã vô tính bắt được "ruột" của ngôi sao còn mắc kẹt trong lỗ đen. Tức họ đã nhìn vào bên trong lỗ đen.

Sức mạnh của lỗ đen và cả năng lượng kinh khủng của ngôi sao tạo nên một vụ bùng nổ ghê rợn, nên thuận lợi hơn cho việc quan sát.

Đây cũng là sự kiện lỗ đen xé sao gần Trái đất nhất trong 1 thập kỷ được nắm bắt, nằm trong một thiên hà cách chúng ta 290 triệu năm ánh sáng, theo Sci-News.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ Ấn Độ đáp thành công xuống Mặt trăng

Tàu vũ trụ Ấn Độ đáp thành công xuống Mặt trăng

Trạm đổ bộ Vikram của tàu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công xuống khu vực gần cực nam Mặt Trăng lúc 19h34 ngày 23/8 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 24/08/2023
Tàu Ấn Độ chụp ảnh bãi đáp trên bề mặt Mặt trăng

Tàu Ấn Độ chụp ảnh bãi đáp trên bề mặt Mặt trăng

Bức ảnh đầu tiên về bề mặt Mặt trăng được tàu vũ trụ Ấn Độ ghi lại sau khi trạm đổ bộ Vikram hạ cánh thành công lúc 19h34 ngày 23/8 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 24/08/2023
Nền văn minh nhân loại đã đạt đến cấp độ bao nhiêu theo thang đo lý thuyết cấp độ văn minh của Kardashev?

Nền văn minh nhân loại đã đạt đến cấp độ bao nhiêu theo thang đo lý thuyết cấp độ văn minh của Kardashev?

Theo lý thuyết cấp độ văn minh của Kardashev, nền văn minh nhân loại hiện tại mới chỉ phát triển đến cấp độ 0,7, thậm chí còn chưa đạt đến cấp độ thấp nhất của nền văn minh cấp độ hành tinh.

Đăng ngày: 23/08/2023
Tiết lộ bằng chứng về “hạt giống” hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai

Tiết lộ bằng chứng về “hạt giống” hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra bằng chứng đầu tiên của " những hạt giống" hố đen siêu nặng trong vũ trụ thuở sơ khai.

Đăng ngày: 23/08/2023
Tàu đổ bộ Ấn Độ gửi hình ảnh Mặt trăng đẹp choáng ngợp khi chuẩn bị hạ cánh

Tàu đổ bộ Ấn Độ gửi hình ảnh Mặt trăng đẹp choáng ngợp khi chuẩn bị hạ cánh

Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đang lao vun vút gần Mặt trăng trước nỗ lực hạ cánh lịch sử và nó đã ghi lại một số hình ảnh tuyệt đẹp trên đường đi.

Đăng ngày: 23/08/2023
Ấn Độ là nước thứ 4 trên thế giới

Ấn Độ là nước thứ 4 trên thế giới "đặt chân" lên Mặt trăng?

Tàu vũ trụ Chandrayan-3 đã khởi hành vào ngày 14/7 và dự kiến đổ bộ xuống Mặt Trăng vào hôm nay 23/8/2023. Ấn Độ có thể trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới " đặt chân" tới Mặt Trăng.

Đăng ngày: 23/08/2023
Điều gì xảy ra với cơ thể người trong chân không vũ trụ

Điều gì xảy ra với cơ thể người trong chân không vũ trụ

Cơ thể con người sẽ trải qua nhiều biến đổi dưới tác động của môi trường chân không trước khi tan biến trong vũ trụ.

Đăng ngày: 23/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News