Miền Bắc khó quan sát mưa sao băng lớn nhất năm
Trời mưa, mây nhiều gây cản trở cho việc quan sát trận mưa sao băng lớn nhất năm ở miền Bắc, trong khi Nam Bộ có thể tốt hơn.
Geminids được cho là vua của các trận mưa sao băng sẽ đạt cực đại vào đêm 14, rạng sáng 15/12 với số sao băng được dự đoán lên đến trên 100 vệt một giờ.
Trời có mưa nên miền Bắc khó quan sát được mưa sao băng. (Ảnh: BNPS).
Đặng Tuấn Duy, câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) cho biết, tại Việt Nam, thời điểm quan sát Geminids tốt nhất này là 1h sáng 15/12, khi chòm sao Gemini, tâm điểm của trận mưa sao băng, ở khá cao so với đường chân trời.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, những ngày này miền Bắc chịu ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió Tây nên trời mưa, khả năng quan sát Geminids ở Bắc Bộ hay Bắc Trung Bộ rất khó. Nam Bộ người xem vẫn quan sát được.
Mưa sao băng Geminids là hiện tượng diễn ra hàng năm do hàng loạt mẩu đá nhỏ (thiên thạch) lao vào khí quyển trái đất. Các mẩu đá đều là phần tàn tích để lại trên đường đi của sao chổi 3.200 Phaethon khi nó đi vào Hệ mặt trời.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
