Miền Nam Trung Quốc đối mặt với nạn châu chấu lịch sử
Nông dân ở miền Nam Trung Quốc cho biết, họ đang gặp phải một trong những đợt dịch châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và mức độ tàn phá của nó lớn hơn nhiều so với những gì có thể tưởng tượng.
Lin Yichen, một người dân làng Pacuo, tỉnh Vân Nam, cho biết: “Trên mỗi cây ngô có từ 30 đến 40 con châu chấu và chẳng mấy mà lá rụng hết. Lá tre trên núi cũng bị châu chấu ăn hết trong 2-3 ngày. Một số người còn nói nếu không giết hết đám côn trùng này, có thể chúng sẽ ăn thịt cả người”.
Nông dân Vân Nam mô tả, đi ngang qua khu vực có đàn châu chấu, tiếng chúng ăn lá nghe rất đáng sợ.
Theo một cuộc họp giao ban do chính quyền huyện Jiangcheng đưa ra vào tháng trước, những đàn châu chấu tre gai vàng đã vượt biên giới vào cuối tháng 6 và di chuyển về phía Bắc. Tính đến ngày 17/8, nạn châu chấu đã ảnh hưởng đến 11 huyện trên địa bàn tỉnh Vân Nam với diện tích 106km2.
Để ngăn dịch châu chấu, hàng chục nghìn người đã được triển khai tới các khu vực bị ảnh hưởng, trong khi máy bay không người lái tiến hành phun thuốc trừ sâu. Hôm 27-7, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã tổ chức họp khẩn ở Giang Thành, Vân Nam với đại diện từ các tỉnh lân cận Quảng Tây, Tứ Xuyên và Quý Châu.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo rằng nạn châu chấu từ Lào sang năm nay tồi tệ nhất trong nhiều năm vì "đến sớm hơn với số lượng lớn hơn", có thể lây lan từ rừng sang đất nông nghiệp, từ đó đe dọa nghiêm trọng đến sản lượng ngũ cốc, đặc biệt là ngô.
Ông Peter Spurgin, cựu thành viên của Ủy ban dịch châu chấu Australia, người đã giúp giải quyết đợt bùng phát châu chấu ở Lào vào năm 2015 và 2016, cho biết cách hiệu quả nhất để kiểm soát nạn dịch này là tiêu diệt chúng trước khi phát triển quá mức. “Việc kiểm soát các đàn di động là rất khó khăn, đặc biệt là ở các địa hình đồi núi”, ông Spurgin nói.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
