Miếng dán giúp phát hiện kháng thể Covid-19

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington chế tạo miếng dán microneedle giúp phát hiện sự hiện diện của kháng thể Covid-19 mà không cần xét nghiệm.

Thông thường, các bác sĩ sử dụng mẫu máu để kiểm tra các dấu hiệu sinh học của bệnh như kháng thể báo hiệu nhiễm trùng do nCoV hoặc vi khuẩn, các cytokine biểu thị tình trạng viêm khớp, nhiễm trùng huyết.

Tuy nhiên, những dấu hiệu sinh học này không chỉ có trong máu. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong môi trường chất lỏng dày đặc bao quanh tế bào da với hàm lượng thấp nên khó bị phát hiện.

Tìm dấu hiệu sinh học bằng các miếng dán microneedle tương tự như xét nghiệm máu. Thay vì lấy máu, những miếng dán này phát hiện các dấu hiệu sinh học từ chất lỏng bao quanh các tế bào trên da, được gọi là dịch kẽ da (ISF). Dịch kẽ lấp đầy không gian giữa các tế bào trong cơ thể và chứa phần lớn các chỉ dấu sinh học tương tự được tìm thấy trong máu. Sau khi thu nhận được các dấu hiệu sinh học này, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ huỳnh quang để chỉ ra sự hiện diện và số lượng của chúng.

Miếng dán giúp phát hiện kháng thể Covid-19
Miếng dán giúp phát hiện kháng thể trong cơ thể. (Ảnh: Sisi Cao).

Công nghệ huỳnh quang được nhóm sử dụng là "plasmonic-fluors", một nhãn nano huỳnh quang siêu bền. So với các nhãn huỳnh quang truyền thống, các dấu hiệu sinh học cho tín hiệu sáng hơn 1.400 lần và có thể phát hiện được ngay cả khi chúng xuất hiện ở nồng độ thấp.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Biomedical Engineering ngày 22/1.

Theo nhóm nghiên cứu, công nghệ này có chi phí thấp, dễ sử dụng cho bác sĩ hoặc chính bệnh nhân. Trong quá trình nghiên cứu vaccine Covid-19, miếng dán giúp nhận biết liệu cơ thể có đang sản xuất kháng thể chống nCoV, sản xuất trong bao lâu, mức độ kháng thể như thế nào. Ngoài ra, ưu điểm của nó là không gây đau khi lấy máu.

"Chúng đi sâu khoảng 400 micromet vào mô da, thậm chí không chạm vào dây thần kinh cảm giác", nhà nghiên cứu Singamaneni cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khẩu trang origami chống Covid-19

Khẩu trang origami chống Covid-19

Nghệ thuật gấp giấy (origami) có thể giúp chúng ta tạo ra các loại khẩu trang chống COVID-19 'đời mới' vừa vặn, thoải mái hơn và không kém phần phong cách, theo tạp chí National Geographic.

Đăng ngày: 25/01/2021
4 biến chủng Covid-19 đang khiến khoa học mất ăn mất ngủ, còn cả thế giới thì lo sợ

4 biến chủng Covid-19 đang khiến khoa học mất ăn mất ngủ, còn cả thế giới thì lo sợ

Các biến chủng mới ấy gây nguy hiểm như thế nào, bài viết này sẽ mang đến câu trả lời.

Đăng ngày: 21/01/2021
Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách để ngăn chặn Covid-19

Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách để ngăn chặn Covid-19

Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách để ngăn chặn Covid-19 bằng cách sử dụng một loại enzyme có trong nọc rắn.

Đăng ngày: 18/01/2021
Hai con khỉ đột đầu tiên lây nhiễm nCoV từ người

Hai con khỉ đột đầu tiên lây nhiễm nCoV từ người

Hai con khỉ đột tại Vườn thú San Diego đã nhiễm nCoV từ một nhân viên chăm sóc, trở thành trường hợp lây nhiễm đầu tiên từ người sang khỉ.

Đăng ngày: 13/01/2021
Nữ tình nguyện viên đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 của Việt Nam liều cao nhất

Nữ tình nguyện viên đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 của Việt Nam liều cao nhất

9h40 sáng nay, Học viện Quân Y bắt đầu tiêm liều vắc xin Nanocovax 75mcg cho nữ tình nguyện viên đầu tiên của nhóm 3.

Đăng ngày: 12/01/2021
Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới

Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới

Thông tin được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích, so sánh mẫu máu của người đã tiêm vaccine mà Pfizer/BioNTech sản xuất.

Đăng ngày: 11/01/2021
Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu qua đời do Covid-19

Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu qua đời do Covid-19

Nhà thiên văn học Việt Nam Nguyễn Quang Riệu nổi tiếng thế giới qua đời ở tuổi 89 tại Pháp, hôm 5/1.

Đăng ngày: 08/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News