Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách để ngăn chặn Covid-19
Các nhà khoa học Nga, dưới sự điều hành của ông Yuri Utkin, trưởng phòng thí nghiệm của Viện Hóa học tổ chức sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã tìm ra cách để ngăn chặn Covid-19 bằng cách sử dụng một loại enzyme có trong nọc rắn.
Chất độc của rắn lục Nikolsky có hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn Covid-19.
Kết quả nghiên cứu của họ đã được công bố trên cổng thông tin bioRxiv. Các nhà nghiên cứu cho biết: “phospholipase A2 (PLA2) chiết xuất từ nọc độc của nhiều loài rắn khác nhau có thể bảo vệ ở các mức độ khác nhau chống lại các tế bào virus SARS-CoV-2, được sử dụng rộng rãi trong các thí nghiệm với virus".
Ngoài ra, các nhà sinh vật học đã phát hiện ra rằng, hiệu quả nhất là chất độc của rắn lục Nikolsky (Vipera nikolskii).
Nó có hoạt tính diệt virus mạnh mẽ chống lại mầm bệnh Covid-19. Những loài bò sát này sống ở tây nam Nga và Ukraine. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, nọc rắn có thể là một công cụ đầy hứa hẹn để tạo ra các loại thuốc tấn công lớp vỏ của virus.

Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona
Hiện tượng đặc biệt này sẽ khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.

Đột biến mới của virus ở Anh nguy hiểm tới mức nào?
Thông tin về các biến chủng mới của virus corona tại Anh với mức lây nhiễm cao hơn bình thường đang khiến nhiều nước lo ngại.

Hai con khỉ đột đầu tiên lây nhiễm nCoV từ người
Hai con khỉ đột tại Vườn thú San Diego đã nhiễm nCoV từ một nhân viên chăm sóc, trở thành trường hợp lây nhiễm đầu tiên từ người sang khỉ.

Nữ tình nguyện viên đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 của Việt Nam liều cao nhất
9h40 sáng nay, Học viện Quân Y bắt đầu tiêm liều vắc xin Nanocovax 75mcg cho nữ tình nguyện viên đầu tiên của nhóm 3.

Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu qua đời do Covid-19
Nhà thiên văn học Việt Nam Nguyễn Quang Riệu nổi tiếng thế giới qua đời ở tuổi 89 tại Pháp, hôm 5/1.

Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới
Thông tin được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích, so sánh mẫu máu của người đã tiêm vaccine mà Pfizer/BioNTech sản xuất.
