Khối kim loại cao 7m ở Ấn Độ bất ngờ biến mất

Khối kim loại từng xuất hiện ở công viên thành phố Ahmedabad của Ấn Độ đã biến mất. Một bức thư cùng quả cầu kim loại được để lại ở vị trí của nó.

Khối kim loại cao 7 m ở Công viên Symphony Forest, thành phố Ahmedabad của Ấn Độ, đã biến mất hôm 13/1. Tuy nhiên, khác với nhiều trường hợp khắp thế giới, khối kim loại này được thay thế bằng một quả cầu kim loại, Indian Express đưa tin.

Khối kim loại ba mặt cùng quả cầu kim loại tại công viên thành phố Ahmedabad là sản phẩm của công ty Ahmedabad Municipal Corporation, đơn vị quản lý Công viên Symphony Forest. Tại vị trí từng xuất hiện khối kim loại, những người tạo ra tác phẩm này để lại một bức thư.

"Từ đứa trẻ 8 tuổi tới những người 80 tuổi, sự tò mò thực tâm và nhiệt tình vô bờ bến của các bạn đã mang lại cho tôi nhiều hơn những gì tôi đòi hỏi. Cảm ơn các bạn vì đã quan tâm, tôi kỳ vọng các bạn sẽ chú ý hơn nữa tới vẻ đẹp tự nhiên trong cuộc sống quanh ta", bức thư có đoạn.

Khối kim loại cao 7m ở Ấn Độ bất ngờ biến mất
Một quả cầu kim loại đã thế chỗ khối kim loại tại công viên thành phố Ahmedabad. (Ảnh: Indian Express).

Không ít du khách Ấn Độ đã đổ tới thành phố Ahmedabad để có cơ hội chiêm ngưỡng khối kim loại khi tác phẩm này xuất hiện hôm 4/1. Nhiều người không giấu được sự thất vọng khi nay khối kim loại đã biến mất.

Trước đó, những con số khắc trên bề mặt khối kim loại ở công viên thành phố Ahmedabad đã kích thích sự tò mò của người dân và trở thành chủ đề trong nhiều cuộc thảo luận ở Ấn Độ.

"Mục đích của chúng tôi là đẩy mạnh bảo tồn môi trường sống tự nhiên và bảo vệ động vật hoang dã. Hình khắc trên tác phẩm này là tọa độ của những công viên quốc gia đáng chú ý khắp Ấn Độ", cơ quan quản lý công viên Symphony Forest cho biết.

Các nghệ sĩ tạo ra khối kim loại cho biết họ hy vọng việc tới công viên chiêm ngưỡng tác phẩm sẽ truyền cảm hứng giúp người dân trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, góp phẩn bảo vệ môi trường trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi công tiêm kích bỏ mặt nạ khi bay?

Điều gì sẽ xảy ra nếu phi công tiêm kích bỏ mặt nạ khi bay?

Điều gì xảy ra nếu một phi công chiến đấu cởi bỏ mặt nạ dưỡng khí khi đang bay?

Đăng ngày: 13/01/2021
Người ta làm giả một tác phẩm nghệ thuật như thế nào?

Người ta làm giả một tác phẩm nghệ thuật như thế nào?

Những kẻ chuyên làm giả sử dụng hoá chất, các vật dụng thường ngày, và kiến thức nghệ thuật của chúng để tạo ra những sản phẩm giả mạo có thể đánh lừa cả những chuyên gia.

Đăng ngày: 13/01/2021
Top 20 bí quyết rùng rợn giúp

Top 20 bí quyết rùng rợn giúp "trường sinh bất lão" của người xưa

Với mong muốn có thể trường sinh bất lão, nhiều nhà giả kim và những người có địa vị thời xưa đã nghĩ ra những phương thuốc kỳ dị và thật rùng mình để sử dụng.

Đăng ngày: 13/01/2021
Nguồn điện trong sét có thể phá huỷ mọi thứ nhưng vô hại với cá

Nguồn điện trong sét có thể phá huỷ mọi thứ nhưng vô hại với cá

Sét mang theo nguồn điện tới 200.000 Ampe. Tuy nhiên, khi đánh xuống nước nguồn điện đó phân tán ra khắp mặt hồ nên vô hại với loài cá.

Đăng ngày: 13/01/2021
Họa sĩ “tiên tri” từ thế kỷ 19 vẽ gì về thế giới 100 năm sau?

Họa sĩ “tiên tri” từ thế kỷ 19 vẽ gì về thế giới 100 năm sau?

Xe bus chạy bằng cá voi, nhân viên bưu điện biết bay và thể thao dưới nước là những gì được một nhóm họa sĩ bí ẩn ở Paris, Pháp vẽ về cuộc sống ở thế kỷ 21 từ hơn 100 năm trước.

Đăng ngày: 13/01/2021
Mật ong được tạo ra như thế nào?

Mật ong được tạo ra như thế nào?

Đây quả thật là một câu hỏi thú vị. Khi nói về loài ong thì chúng ta thường hay nhắc đến những chú ong mật. Con người đã sử dụng mật ong cũng như khai thác khả năng thụ phấn của loài ong từ hàng nghìn năm nay.

Đăng ngày: 13/01/2021
Độc lạ những bức tranh thêu trên lá cây

Độc lạ những bức tranh thêu trên lá cây

Sử dụng kỹ thuật thêu và chạm khắc, Hilary Waters Fayle biến lá cây thành những tác phẩm nghệ thuật đầy tinh tế nhưng cũng vô cùng phức tạp.

Đăng ngày: 13/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News