Mánh khóe giúp bọ ngựa đực khỏi bị bạn tình ăn thịt

Bọ ngựa springbok đực sẵn sàng làm bọ ngựa cái bị thương trong lúc tán tỉnh để tránh trở thành bữa ăn cho bạn tình sau khi giao phối.

Khoảng 60% cuộc giao phối của bọ ngựa springbok kết thúc bằng cảnh con đực bị bạn tình ăn thịt. Những con bọ ngựa đực đánh cược với tính mạng bất cứ khi nào chạm trán con cái, theo Nathan Burke, nhà côn trùng học ở Đại học Auckland, chuyên gia về hành vi của bọ ngựa. Tất cả bọ ngựa đực đều vô cùng cẩn thận khi tiếp cận bạn tình tiềm năng. Trong khi phần lớn loài bọ ngựa khác tìm cách lẻn tới từ phía sau hoặc phân tán sự chú ý của con cái bằng con mồi ngon lành, bọ ngựa springbok áp dụng chiến thuật hoàn toàn khác để sống sót, theo nghiên cứu công bố hôm 20/1 trên tạp chí Biology Letters.

Mánh khóe giúp bọ ngựa đực khỏi bị bạn tình ăn thịt
Bọ ngựa springbok cái và vết thương do con đực gây ra. (Ảnh: Nathan W Burke).

Dưới nguy cơ bị ăn thịt, bọ ngựa springbok đực tìm cách khuất phục con cái bằng cách ghì bạn tình xuống đất một cách bạo lực, Burke, đồng tác giả nghiên cứu cùng với đồng nghiệp Gregory Holwell, cho biết. Hành vi vật lộn này vừa là chiến thuật ghép đôi vừa là mưu kế sống sót. Theo kết quả thí nghiệm với 52 cặp bọ ngựa, bí quyết để giành chiến thắng là tấn công trước. Nếu bọ ngựa đực ập tới nhanh hơn và tóm con cái bằng chân trước có răng cưa, cơ hội trốn thoát an toàn lên tới 78%. Ngoài ra, nếu bọ ngựa đực tung đòn tấn công mạnh nhưng không đến nỗi chí mạng vào vùng bụng con cái, nó chắc chắn có thể thoát thân.

"Tôi rất bất ngờ khi phát hiện bọ ngựa đực làm con cái bị thương trong lúc cố gắng chinh phục bạn tình tiềm năng để giao phối", Burke chia sẻ. "Tôi chưa từng quan sát hành vi tương tự ở những loài bọ ngựa khác".

Tuy nhiên, nếu bọ ngựa cái ra đòn trước, con đực luôn bị giết chết và ăn thịt. Nhìn chung, con đực là kẻ giành phần thắng trong hơn một nửa số cuộc đụng độ kéo dài trung bình 13 giây. Nhưng việc giành chiến thắng không tự động giúp chúng giành quyền giao phối. Việc ghép đôi chỉ diễn ra trong 2/3 số trường hợp mà các nhà nghiên cứu quan sát được.

Bọ ngựa springbok có tên khoa học Miomantis caffra, là loài vật bản xứ ở phía nam châu Phi, nhưng đã lan rộng tới New Zealand, phía nam châu Âu và bang California của Mỹ, có thể thông qua hoạt động buôn bán vật nuôi. Nguồn dưỡng chất thu được khi bọ ngựa cái ăn thịt kẻ theo đuổi giúp nuôi nấng con non của nó. Hành vi ăn thịt bạn tình cũng phổ biến ở các loài nhện như nhện góa phụ đen và bọ cạp. Con đực nhỏ hơn thường cố gắng bằng mọi giá để tránh bị ăn thịt, bao gồm giả chết. Nhưng bọ ngựa springbok cái còn có một lợi thế khác là khả năng sinh sản vô tính mà không cần con đực. Chúng có thể tự tạo ra bản sao của chính mình nếu không giao phối.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh báo mối nguy hiểm của một loại nấm trong đại dịch Covid-19

Cảnh báo mối nguy hiểm của một loại nấm trong đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 có khả năng khiến vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh tăng nhanh, dẫn đến tình trạng số ca nhiễm nấm Candida auris ở bệnh viện tăng đột biến.

Đăng ngày: 22/01/2021
Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới

Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới

Loài bướm lớn nhất thế giới có sải cánh dài tới… 30 cm, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1906 tại Papua New Guinea bởi nhà tự nhiên học Albert S. Meek.

Đăng ngày: 22/01/2021
Cánh đồng tỏi tây khoe sắc dưới ánh đèn LED

Cánh đồng tỏi tây khoe sắc dưới ánh đèn LED

Nghệ sĩ người Hà Lan Daan Roosegaarde kết hợp vẻ đẹp tự nhiên của thực vật với công nghệ để tạo nên màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục.

Đăng ngày: 20/01/2021
Chuyện về con nhện đi săn nhện: Thạo binh pháp như

Chuyện về con nhện đi săn nhện: Thạo binh pháp như "Gia Cát Lượng", đầy mưu hèn kế bẩn để săn mồi bằng mọi giá

Loài nhện này có một thân hình bé xíu, nhưng trí thông minh của chúng thì chẳng hề bé chút nào!

Đăng ngày: 19/01/2021
Ký sinh trùng trong thịt chưa nấu chín có thể gây ung thư não

Ký sinh trùng trong thịt chưa nấu chín có thể gây ung thư não

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy ký sinh trùng Toxoplasma gondii trong thịt sống, nước thải bị ô nhiễm, có thể gây bệnh ung thư não hiếm gặp.

Đăng ngày: 13/01/2021
Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua 1kg phải chi gần 1 triệu

Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua 1kg phải chi gần 1 triệu

Chúng ta thường chỉ thấy và sử dụng quả kỷ tử màu đỏ, vậy loài màu đen có gì khác biệt mà giá cao đến thế

Đăng ngày: 10/01/2021
Trung Quốc lai tạo giống bông mới để cắt giảm ô nhiễm

Trung Quốc lai tạo giống bông mới để cắt giảm ô nhiễm

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lai tạo ra một giống bông mới có thể tiến đến cắt giảm việc sử dụng màng phủ nông nghiệp và tránh ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 09/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News