Miếng dán phát hiện nói dối qua chuyển động cơ mặt

Một nhóm các nhà nghiên cứu Israel mới đây đã phát triển công nghệ theo dõi chuyển động cơ mặt để phát hiện ai đó đang nói dối.

Theo trang Oddity Central (Anh), bằng cách sử dụng các miếng dán mang điện cực theo dõi và đo lường hoạt động của các cơ và dây thần kinh, một nhóm các nhà nghiên cứu do Giáo sư Dino Levy từ Đại học Tel Aviv đứng đầu, đã phát hiện ra rằng một số người đã vô tình kích hoạt các cơ ở má và lông mày khi họ nói dối.

Miếng dán phát hiện nói dối qua chuyển động cơ mặt
Miếng dán mang điện cực theo dõi và đo lường hoạt động của các cơ và dây thần kinh. (Ảnh: X-trodes).

Trước đây, chưa có cảm biến nào có thể đo được những chuyện động cơ rất tinh vi này, nhưng những cảm biến sáng tạo do Giáo sư Yael Hanein phát minh đã chứng minh khả năng phát hiện nói dối với độ chính xác vô cùng cao. Các thử nghiệm cho thấy tỉ lệ phát hiện nói dối có độ chính xác lên tới 73%, cao hơn bất kỳ công nghệ nào hiện có. Miếng dán phát hiện nói dối được chào bán thương mại bởi công ty X-trodes của Israel.

“Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta hầu như không thể biết được khi nào ai đó đang nói dối. Ngay cả các chuyên gia, chẳng hạn cảnh sát điều tra, cũng chỉ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn hơn một chút, so với những người bình thường”, Giáo sư Levy nói.

Giáo sư Levy cũng cho biết các máy phát hiện nói dối hiện nay đều không đáng tin cậy. Các phương pháp phổ biến là thông qua một thiết bị đo lường và ghi nhận các dấu hiệu vật lý như huyết áp, nhịp tim, nhịp thở trong quá trình hỏi đáp. Song kết quả của chúng không được chấp nhận làm bằng chứng trước toà án pháp luật. Có người rất giỏi học cách kiểm soát nhịp tim và đánh lừa máy móc. Do đó, họ cho rằng thế giới rất cần một công nghệ xác định nói dối chính xác hơn.

Dựa trên lập luận rằng các cơ trên mặt của con người sẽ chuyển động khi nói dối, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Levy đã gắn miếng dán có các điện cực đặc biệt lên hai nhóm cơ trên mặt, bao gồm cơ má gần môi và cơ trên lông mày của những người tham gia thử nghiệm. Theo phương pháp này, các nhà nghiên cứu phân loại 2 nhóm nói dối khác nhau - nhóm có cơ má chuyển động khi nói dối và nhóm chuyển động lông mày. Kết quả cho thấy khả năng phát hiện nói dối đạt tới 73%.

“Trong nghiên cứu này, chúng tôi có lợi thế khi biết những gì những người tham gia nghe thấy qua tai nghe, và do đó cũng biết khi nào họ nói dối. Do đó, bằng cách sử dụng các kỹ thuật học máy tiên tiến, chúng tôi đã đào tạo chương trình của mình để xác định lời nói dối dựa trên các tín hiệu điện cơ đồ đến từ các điện cực”, Giáo sư Levy nói.

Giờ đây, các nhà khoa học đang đẩy nhanh hoàn thiện giai đoạn thử nghiệm và nghiên cứu cách loại bỏ việc sử dụng các điện cực. Đồng thời, xây dựng thuật toán trí tuệ nhân tạo để phát hiện các chuyển động cơ tinh vi chỉ đơn giản bằng cách phân tích cảnh quay camera độ phân giải cao. Khi tỉ lệ phát hiện nói dối có độ chính xác đủ cao, công nghệ này có thể được sử dụng trong các cuộc điều tra thẩm vấn của cảnh sát, tại sân bay, hoặc trong các cuộc phỏng vấn việc làm trực tuyến và trong một số các ứng dụng khác.

Các nhà khoa học cũng cho rằng con người rất khó kiểm soát cơ mặt của họ như cách họ kiểm soát nhịp tim để đánh lừa các thiết bị phát hiện nói dối thông thường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giới thiệu loại vật liệu cách nhiệt mới được làm từ ngô

Giới thiệu loại vật liệu cách nhiệt mới được làm từ ngô

Xốp EPS hay còn gọi là nhựa xốp, là dạng hạt nhựa nguyên sinh sau khi được gia nhiệt và giãn nở, trở thành một dạng hợp chất chứa khí Bentan (C5H12).

Đăng ngày: 27/11/2021

"Mặt trời nhân tạo" của Hàn Quốc lập kỷ lục mới

Các nhà khoa học ở Viện Năng lượng Nhiệt hạch Hàn Quốc lập kỷ lục mới khi duy trì luồng plasma siêu nóng trong 30 giây trong lò phản ứng tokamak.

Đăng ngày: 26/11/2021
Bộ đồ bay điện của BMW lập kỷ lục thế giới

Bộ đồ bay điện của BMW lập kỷ lục thế giới

Vận động viên nhảy dù Peter Salzmann đoạt kỷ lục Guinness khi hoàn thành chuyến bay đầu tiên bằng bộ đồ bay điện.

Đăng ngày: 25/11/2021
Ngôi nhà di động có thể

Ngôi nhà di động có thể "bò" trên mọi địa hình

Nhà thông minh di chuyển bằng 6 chân có thể đi trên mọi địa hình như đồi dốc và hẻm núi, đáp ứng nhu cầu làm việc, sinh hoạt và du lịch trong thời Covid-19.

Đăng ngày: 24/11/2021
Trung Quốc dự định lắp cánh để tăng tốc tàu viên đạn

Trung Quốc dự định lắp cánh để tăng tốc tàu viên đạn

Tàu viên đạn có thể đạt tốc độ 450 km/h nhờ lắp thêm bộ cánh trên nóc tàu, giúp tăng lực nâng và tiết kiệm chi phí.

Đăng ngày: 24/11/2021
Ấn Độ phát triển công nghệ biến tóc người thành phân bón, thức ăn cho vật nuôi

Ấn Độ phát triển công nghệ biến tóc người thành phân bón, thức ăn cho vật nuôi

Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát triển một giải pháp bền vững giúp chuyển đổi chất thải keratin như tóc người, lông cừu và lông gia cầm thành phân bón, thức ăn cho vật nuôi.

Đăng ngày: 19/11/2021
IBM phát triển chip lượng tử mạnh nhất thế giới

IBM phát triển chip lượng tử mạnh nhất thế giới

IBM ra mắt Eagle, chip lượng tử mạnh nhất thế giới với 127 qubit, đánh dấu bước tiến quan trọng giúp máy tính lượng tử thương mại vượt qua máy tính thông thường.

Đăng ngày: 19/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News