"Miếng táo của Adam" và những sự thật hoảng hồn về phái mạnh
Bạn có tin không, khi nam giới cũng có thể cho con bú hay cũng có giai đoạn tiền kinh nguyệt như phái yếu?
Cơ thể nam giới ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ và thú vị. Và một vài điều trong số đó khiến cho không ít người cảm thấy ngỡ ngàng về sự tồn tại của chúng.
Cùng vén bức màn bí ẩn về một vài bí ẩn này, đảm bảo bạn sẽ cực thích thú đến ngỡ ngàng cho xem.
1. "Miếng táo của Adam" ở cổ
Thực ra, cả nam và nữ đều có "miếng táo của Adam" ở cổ - cục xương sụn tuyến giáp này có mục đích là để bảo vệ dây thanh quản.
Khi trưởng thành, cục sụn đó trồi ra rõ hơn bởi họ có hộp thanh quản to hơn.
Nhưng khi nam giới trưởng thành, cục sụn đó trồi ra rõ hơn bởi họ có hộp thanh quản to hơn. Đó cũng là lý do vì sao các anh chàng có giọng ồm ồm như vịt đực.
Với nữ giới, thanh quản cũng có sự phát triển nhưng hormone nữ trong cơ thể nữ giới không cho phép chúng phát triển mạnh mẽ. Kết quả là nữ giới khi qua tuổi dậy thì thường có giọng nói trở nên cao hơn so với nam giới do thanh quản không phát quá lớn, ngăn chặn sự phát ra của giọng nói.
2. Nam giới lâu già hơn nữ giới
Có một sự thật là dù bằng tuổi nhau nhưng trông nữ giới bao giờ cũng "già" hơn nam giới. Vì sao vậy?
Tình trạng lão hóa da ở phái mạnh sẽ không nhiều và chậm hơn phái yếu.
Dưới tác động của hormone testosterone khiến cho lớp da của nam giới dày hơn nữ giới. Cùng với đó, sự "bốc hơi" collagen – chất có tác dụng liên kết tế bào trong da hơn nữ giới cũng xảy ra ít hơn. Bởi vậy mà tình trạng lão hóa da ở phái mạnh sẽ không nhiều và chậm hơn phái yếu.
Tuy nhiên, vì nam giới thường cực lười chăm sóc da nên dễ bị các điều kiện ngoại cảnh như nắng, bụi… tác động xấu đến da.
Lớp da của nam giới dày hơn nữ giới.
Cùng với đó, theo thời gian, da của nam giới cũng trở nên mỏng hơn, trong khi ở nữ giới, do được chăm sóc kĩ hơn nên độ dày sẽ tiếp tục duy trì cho đến khi mãn kinh.
3. Nam giới cũng có "tuyến sữa" phát triển
Nam giới cũng có những tuyến có thể sản xuất sữa, nhưng đây lại là dấu hiệu cho 1 sự bất thường.
Không sai đâu, bạn đang đọc hoàn toàn đúng đấy. Nam giới cũng có những tuyến có thể sản xuất sữa mà. Nhưng đây lại là dấu hiệu cho 1 sự bất thường trên cơ thể nam giới.
Theo các chuyên gia, điều này xảy ra là do có quá nhiều hormone prolactin được sản xuất. Đó là kết quả của 1 số phương pháp điều trị y tế có liên quan đến tim hay tuyến yên và vùng dưới đồi.
4. Hội chứng tiền kinh nguyệt - đâu phải chỉ có ở phụ nữ
Có tới 26% nam giới cũng trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) giống như phái nữ.
Điều này có thể gây ngạc nhiên cho một số người, nhưng có tới 26% nam giới cũng trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) giống như phái nữ.
Trong những giai đoạn này, nam giới cũng trở nên nhạy cảm hơn, dễ nổi cáu, hay bực bội, nhanh đói và thậm chí có thể bị chuột rút nhiều hơn.
Lúc này, các anh sẽ có cơ hội được trải nghiệm những triệu chứng tương tự như chị em phụ nữ, qua đó hiểu hơn về những gì mà ½ thế giới phải chịu.
5. Nam giới cũng có nguồn gốc từ nữ giới
Trong 5 – 6 tuần đầu tiên, nhiễm sắc thể Y không hoạt động, chỉ có nhiễm sắc thể X.
Bạn tin không, tất cả con người trên thế giới đều bắt đầu tồn tại như những cô gái cả đấy. X và Y là nhiễm sắc thể chịu trách nhiệm xác định giới tính của 1 cá nhân.
Nếu 2 nhiễm sắc thể X tham gia cùng nhau trong quá trình thụ thai thì 1 cô gái xuất hiện. Còn nếu nhiễm sắc thể X kết hợp với Y thì sẽ "nặn" ra 1 chàng trai.
Tuy nhiên, trong 5 – 6 tuần đầu tiên, nhiễm sắc thể Y không hoạt động. Chỉ khi nó hoạt động thì phôi mới bắt đầu phát triển để phân chia giới tính.
6. Đàn ông nhưng độ nhạy bén về màu sắc thì kém lắm
Tế bào hình nón ở võng mạc nam giới ít hơn gần ½ so với phái yếu.
Đàn ông có thể nhận diện được ít màu sắc hơn nữ giới. Lý do là bởi các tế bào hình nón ở võng mạc nam giới ít hơn gần ½ so với phái yếu.
Thế nên cũng không có gì quá khó hiểu khi độ nhạy bén của nam giới không bằng nữ giới.
7. Nam giới còn hay bị "ít tóc" nữa
Hoạt động của hormone nam cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nang lông trên cơ thể.
Không biết nên buồn hay nên vui khi biết rằng, hói có khuynh hướng di truyền. Nếu như bố bạn bị hói, thì bạn có 60% nguy cơ bị hói.
Dẫu vậy, đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định vấn đề "ít tóc" này ở nam giới. Hoạt động của hormone nam cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nang lông trên cơ thể. Ngoài ra, sự căng thẳng, chế độ ăn uống kém cũng làm tăng nguy cơ bị hói.