Mộ phần đầy bất ngờ của "nữ vương Maya" răng phủ ngọc bích

Ở một vị trí ít trông đợi trong khu khảo cổ Palenque - Mexico, nữ vương Maya quyền quý và bí ẩn yên nghỉ trong một mộ phần đầy châu báu.

Phát hiện đến từ Chi nhánh Chiapas của Viện Nhân chủng học và lịch sử quốc gia Mexico (INAH). Trong quá trình tìm kiếm một khu vệ sinh nằm trong khu phức hợp khảo cổ Palanque ở miền nam đất nước, các nhà khoa học đã vô tình mở cửa một mộ phần ít nhất vài trăm năm tuổi, nằm sâu 1,8m dưới lòng đất.

Mộ phần đầy bất ngờ của nữ vương Maya răng phủ ngọc bích
Một nhà khoa học bên cạnh mộ phần "nữ vương Maya" vừa được tìm thấy.

Theo Ancient Origins, niên đại không phải thứ duy nhất khiến ngôi mộ trở nên đặc biệt, mà là người nằm bên trong đó. Đó và một phụ nữ được đặt nằm nghiêng theo kiểu truyền thống trong các mộ phần Maya, xung quanh là rất nhiều đồ tùy táng bằng ngọc và đá quý.

Đặc biệt hơn, người phụ nữ từng được làm răng - tất nhiên không tráng men sứ như người hiện đại, mà răng được bọc và chỉnh sửa bằng một thứ còn quý giá hơn: ngọc bích. Loại lớp phủ răng này là minh chứng rõ ràng cho thấy cô là một người có địa vị cao và cực kỳ giàu có.

Ngôi mộ được xây dựng công phu, nằm bên cạnh một xưởng chế tác đá quý. Xung quanh mộ còn rất nhiều tàn tích của đồ gốm, công cụ chế tác đá. Chưa rõ công xưởng này và vị "nữ vương Maya" trong mộ có mối liên hệ như thế nào.

Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhà khảo cổ nổi danh Arnoldo Gonzalez Cruz của INAH, người từng khai quật được lăng mộ "Nữ Hoàng Đỏ" năm 1994. Đó là một người phụ nữ Maya gần như được chôn trong châu báu: ngọc bích, ngọc trai, vỏ sò, đồ tạo tác bằng xương... phủ khắp cơ thể; ngực mang một tấm yếm tinh xảo bằng ngọc bích và ngọc mắt mèo, đầu đội vương miệng ngọc bích.

Người phụ nữ được phủ một lớp bột chu sa đỏ, nên nàng được gọi là "Nữ Hoàng Đỏ", mất vào năm 600-700 sau Công Nguyên.

Mộ phần mới không xa hoa như mộ Nữ Hoàng Đỏ và có niên đại sau ít nhất vài trăm năm, thuộc thời tiền Tây Ban Nha. Tuy nhiên bấy nhiêu thứ bên trong cũng đủ cho thấy địa vị của người trong mộ. Không có bất kỳ ghi chép nào giúp các nhà khoa học xác định danh tính "nữ vương Maya" huyền bí này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nền văn minh biết ướp xác trước Ai Cập 2.000 năm

Nền văn minh biết ướp xác trước Ai Cập 2.000 năm

Người Ai Cập nổi tiếng với những xác ướp. Tuy nhiên, họ không phải những người đầu tiên tìm ra công thức ướp xác.

Đăng ngày: 23/05/2022

"Ma hóa thạch" 183 triệu năm tiết lộ về "tận thế" có thể lặp lại

Những con ma hóa thạch là sinh vật như làm bằng không khí, không hề có chút tàn tích nào nhưng hình dáng được ghi lại nguyên vẹn qua những đường lõm của khối đá mà lẽ ra chúng nằm bên trong.

Đăng ngày: 21/05/2022
Vương quốc Tây Tạng diệt vong do biến đổi khí hậu

Vương quốc Tây Tạng diệt vong do biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu kết luận sự sụp đổ của vương quốc Cổ Cách ở thế kỷ 17 có thể do nhiệt độ sụt giảm gây ra.

Đăng ngày: 21/05/2022
Căn phòng bí mật tiết lộ góc khuất về thời kỳ đồ sắt

Căn phòng bí mật tiết lộ góc khuất về thời kỳ đồ sắt

Một khám phá bất ngờ tiết lộ tác phẩm nghệ thuật cổ đại từng là một phần của khu phức hợp thời kỳ đồ sắt bên dưới một ngôi nhà ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 20/05/2022
Trung Quốc phát hiện loài bò sát có đuôi dài nhất từ trước đến nay

Trung Quốc phát hiện loài bò sát có đuôi dài nhất từ trước đến nay

Trong thế giới của các loài bò sát, kích thước của đuôi rất quan trọng. Một số loài sử dụng đuôi dài để giữ thăng bằng, chẳng hạn như thằn lằn cỏ châu Á.

Đăng ngày: 20/05/2022
Báu vật vô song ở Ai Cập: Được

Báu vật vô song ở Ai Cập: Được "nhào nặn" từ nhiều thế giới ngoài hành tinh

Ai Cập, miền đất nổi tiếng với nhiều báu vật ngoài hành tinh được khai quật từ các lăng mộ, tiếp tục sở hữu một báu vật vô song, thứ xuyên qua 2 cái chết sao, đánh cắp vật liệu từ một thế giới khác rồi lén lút xâm nhập Hệ Mặt trời sơ khai.

Đăng ngày: 19/05/2022
Phát hiện chiếc thùng sắt chứa 4 tấn vàng:

Phát hiện chiếc thùng sắt chứa 4 tấn vàng: "Kho báu" mà Đức Quốc xã giấu nhẹm đi

4 tấn vàng của Đức Quốc xã đã được tìm thấy tại một cung điện từ thế kỷ 18.

Đăng ngày: 19/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News