Mô phỏng kết cục diệt vong của vũ trụ

Mọi thứ đều có bắt đầu và kết thúc, bao gồm vũ trụ của chúng ta. Nhưng mọi thứ chúng ta biết kết thúc như thế nào và lúc nào điều đó xảy ra?

Hãy bắt đầu từ khu vực chúng ta biết rõ nhất: Hệ Mặt Trời.

Sau 1 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ sáng hơn 10% so với ngày nay. Điều này sẽ làm tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất, khiến các đại dương bốc hơi nhanh hơn và hủy diệt hầu hết sự sống trên Trái Đất. Không ai có thể sống sót để chứng kiến sự kiến lớn tiếp theo của chúng ta trong 4-5 tỷ năm tới.

Ngay bây giờ, dải Ngân Hà đang bị cuốn vào vũ điệu trọng lực với thiên hà lân cận tên Andromeda. Hai thiên hà lao về phía nhau với tốc độ 402.000km/h và sẽ đâm vào nhau trong gần 5 tỷ năm nữa.

Các nhà thiên văn học dự đoán Hệ Mặt Trời của chúng ta sẽ vẫn nguyên vẹn khi hai "gã khổng lồ" này giao chiến với nhau.

Sau 5-8 tỷ năm nữa, lò hạt nhân Mặt Trời sẽ trải qua thay đổi đột ngột, khiến nó mở rộng tới kích thước cực đại, nuốt chửng sao Thủy, sao Kim và thậm chí cả Trái Đất.

Mô phỏng kết cục diệt vong của vũ trụ
Mặt Trời không phải là thứ duy nhất mở rộng, toàn bộ vũ trụ cũng sẽ như vậy.

Nhưng Mặt Trời không phải là thứ duy nhất mở rộng, toàn bộ vũ trụ cũng sẽ như vậy, và sự mở rộng đó đang diễn ra ngày càng nhanh. Nếu sự mở rộng tiếp tục đẩy nhanh, trong vòng 100 tỷ năm, khoảng cách giữa các thiên hà sẽ lớn tới mức, ánh sáng từ các thiên hà xa xôi sẽ không thể tới chỗ chúng ta. Chúng ta sẽ không thể nhìn thấy hay nghiên cứu bất kì thiên hà nào ở ngoài vùng vũ trụ lân cận của chúng ta, gọi nhóm địa phương.

Nhóm địa phương là tập hợp khoảng 50 thiên hà ràng buộc với nhau do trọng lực. Theo thời gian, khoảng 100-1000 tỷ năm nữa, tất cả các thiên hà này, bao gồm thiên hà của chúng ta sẽ sát nhập thành một thiên hà. Đó chỉ là một trong hàng tỷ thiên hà trong khắp vũ trụ, không thể nhìn thấy hay tiếp xúc với nhau.

Lướt nhanh tới 100.000 tỷ năm nữa, chúng ta sẽ tiến vào kỷ nguyên suy thoái (Degenerate Era), thời điểm mọi ngôi sao trong vũ trụ chết, chỉ còn lại xác sao lạnh tối mờ.

Cuối cùng, sau 10-100 tỷ tỷ năm nữa, những xác sao này sẽ thoát khỏi lực hút của thiên hà hoặc sẽ xoáy tròn vào siêu hố đen ở trung tâm.

Sau 10^33 năm nữa, các hố đen sẽ thống trị vũ trụ của chúng ta, mở ra kỷ nguyên mới gọi là kỷ nguyên hố đen (Black Hole Era), nhưng đó chưa phải là kết thúc.

Cuối cùng, ngay cả hố đen cũng chết. Chúng dần dần đánh mất khối lượng thông qua một hiện tượng mang tên bức xạ Hawking. Trong khoảng 10^100 năm, hố đen cuối cùng sẽ bốc hơi vào quên lãng. Sau thời điểm đó, phần lớn các nhà thiên văn học đồng ý vũ trụ sẽ tiếp tục mở rộng, lạnh dần và mất dần năng lượng trong quá trình. Sau cùng, vũ trụ sẽ không còn năng lượng để sản sinh hành tinh hay ngôi sao mới.

Trong khi kết thúc đáng buồn này sẽ trở thành tương lai của chúng ta, có một kết cục khác ít khả năng xảy ra hơn, có thể đến sớm hơn rất nhiều. Kịch bản đó gọi là "Big Rip". Trong đó lực bí ẩn kéo giãn vũ trụ của chúng ta sẽ trở nên mạnh đến mức, làm rách toạc mọi thành phần cơ bản của mọi nguyên tử trong vũ trụ thành mẩu vụn.

Một số nhà thiên văn học ước tính, kịch bản này có thể xảy ra sớm nhất là sau 1000 tỷ năm nữa.

Dù kịch bản nào xảy ra, kết quả cũng là một vũ trụ không có ánh sáng hay sự sống tồn tại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Tiểu hành tinh đường kính 130m áp sát Trái Đất có gây nguy hiểm?

Tiểu hành tinh đường kính 130m áp sát Trái Đất có gây nguy hiểm?

Daniel Bamberger, Đài thiên văn Northolt Branch, London, Anh, cho biết tiểu hành tinh 2010 WC9 được phát hiện vào tháng 11 năm 2010 nhưng không nhìn thấy nó từ tháng 12/2010.

Đăng ngày: 15/05/2018
Khí quyển Trái Đất nặng bao nhiêu cân?

Khí quyển Trái Đất nặng bao nhiêu cân?

Vào năm 1798, nhà vật lý học Henry Cavendish (Vương quốc Anh) đã trở thành người đầu tiên trên thế giới tính toán được gần chính xác khối lượng của Trái đất.

Đăng ngày: 15/05/2018
Vệ tinh đã chết của NASA tìm ra những dấu vết cực kỳ quan trọng của sự sống trên Europa

Vệ tinh đã chết của NASA tìm ra những dấu vết cực kỳ quan trọng của sự sống trên Europa

Như đã đưa tin thì mới đây, NASA đã tổ chức một cuộc họp báo nhằm công bố phát hiện rất quan trọng liên quan đến mặt trăng Europa của sao Mộc.

Đăng ngày: 15/05/2018
NASA sắp công bố phát hiện mới về mặt trăng sao Mộc tối nay

NASA sắp công bố phát hiện mới về mặt trăng sao Mộc tối nay

Buổi họp báo của NASA sẽ hé lộ những phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với tìm kiếm sự sống trên mặt trăng Europa của sao Mộc.

Đăng ngày: 14/05/2018
Đây là những lý do tại sao chúng ta nên tin rằng mình đang sống trong hệ thống Đa vũ trụ

Đây là những lý do tại sao chúng ta nên tin rằng mình đang sống trong hệ thống Đa vũ trụ

Vì dường như chỉ có học thuyết này mới có thể giải thích cho sự vô tận của vũ trụ.

Đăng ngày: 13/05/2018
SpaceX phóng tên lửa đẩy Falcon 9 mạnh nhất từ trước tới nay

SpaceX phóng tên lửa đẩy Falcon 9 mạnh nhất từ trước tới nay

Block 5 được thiết kế có thể tái sử dụng 10 lần và sẽ được dùng để đưa con người lên Trạm Vũ trụ Quốc tế vào cuối năm nay.

Đăng ngày: 13/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News