Mỗi loài động vật có bí quyết nhìn trong bóng đêm khác nhau

Với mắt người, đêm tối chỉ là một bức màn ảm đạm mờ ảo. Tuy nhiên, đối với những loài động vật ăn đêm bóng tối lại chính là "thiên đường" muôn màu muôn vẻ. Vậy, điều gì khiến các loài sống về đêm khác biệt so với con người chúng ta?

Các loài ăn đêm nhìn được trong bóng tối bởi vì mắt chúng có thể thích ứng với điều kiện ánh sáng yếu. Mọi loài sinh vật có thể nhìn thấy được nhờ võng mạc có các tế bào cảm nhận những hạt sáng, gọi là photon. Khi các tế bào nhạy sáng nhận biết photon, chúng sẽ truyền tín hiệu đến các tế bào khác ở võng mạc và não. Não sẽ phân tích các tín hiệu và chuyển đổi chúng thành hình ảnh mà mắt đang nhìn thấy.

Ánh sáng càng mạnh, càng nhiều photon hội tụ tại võng mạc. Trong bóng tối, số lượng photon truyền đến võng mạc con người sẽ bị ảnh hưởng. Có nghĩa, lượng thông tin được các tế bào nhạy sáng tiếp nhận, cũng như chất lượng hình ảnh sẽ khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Vào buổi đêm, rất khó để mắt của những loài động vật ăn ngày nhận biết được ánh sáng. Nhưng đối với những sinh vật sống về đêm, đó là sự thích nghi.

Khỉ lùn Tarsier

Mỗi loài động vật có bí quyết nhìn trong bóng đêm khác nhau
Đôi mắt to của loài khỉ Tarsier giúp chúng tiếp nhận ánh sáng nhiều nhất có thể.

Một trong những sự thích nghi này chính là việc thay đổi kích thước. Ví dụ như khỉ lùn Tarsier, với độ lớn của nhãn cầu gần bằng não, chúng là loài có mắt chiếm tỷ lệ to nhất so với não trong tất cả các loài thú có vú. Đôi mắt to của loài khỉ Tarsier không phải để chúng trông đáng yêu hơn mà để ánh sáng được tiếp nhận nhiều nhất có thể. Mắt càng lớn, đồng tử cũng lớn hơn và thủy tinh thể sẽ rộng hơn, giúp các tế bào thụ thể tiếp nhận được nhiều ánh sáng hơn.

Mắt của loài cóc

Mắt của cóc lại hoàn toàn khác. Chúng có thể tạo lập hình ảnh khi chỉ có một photon đi qua mỗi tế bào cảm quan trong một giây. Cóc làm được điều đó vì các tế bào của chúng phản ứng chậm hơn 25 lần so với các tế bào nhạy sáng của người. Với một lần tiếp nhận photon của cóc có thể lên đến 4 giây, điều này khiến cóc phản ứng vô cùng chậm chạp bởi chúng chỉ nhận thức được hình ảnh mới sau 4 giây. May thay, con mồi của chúng cũng là những sinh vật ngờ nghệch.

Bướm đêm Sphingidae

Tiếp theo là loài bướm đêm Sphingidae, chúng có thể tìm được loài hoa yêu thích dựa vào màu sắc trong màn đêm là nhờ vào một phương pháp đặc biệt là bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt khi quan sát. Thông tin từ các tế bào nhạy sáng được tổng hợp tại não, vì vậy số lượng photon được cảm nhận sẽ cao hơn so với chúng được hấp thụ riêng lẻ ở từng thụ quan. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc hình ảnh bị mất chi tiết, nhưng do loài bướm này có thể cân bằng giữa nhu cầu thông tin với sự mất nét hình ảnh nên vẫn thành công khi tìm hoa.

Dù mắt chậm chạp, to lớn, sáng lóa hay mờ nhạt thì cũng là kết quả của sự thích nghi về mặt sinh học giúp các loài ăn đêm có được khả năng thị giác đặc biệt. Tưởng tượng khi chúng ta quan sát được thế giới kì thú về đêm bằng những đồi mắt tương tự chúng, sẽ có nhiều điều thú vị lắm đây.

Mắt của loài mèo

Mỗi loài động vật có bí quyết nhìn trong bóng đêm khác nhau
Mắt mèo tiếp nhận ánh sáng tốt là nhờ lớp tế bào phản chiếu nằm đằng sau võng mạc.

Trong khi đôi mắt cực to của khỉ Tarsier giúp chúng quan sát trong đêm thì loài mèo sở hữu đôi mắt sáng lóa như ánh đèn. Mắt mèo tiếp nhận ánh sáng tốt là nhờ lớp tế bào phản chiếu nằm đằng sau võng mạc. Lớp màng này được cấu thành từ các tế bào giống như gương với các tinh thể giúp phản xạ phần ánh sáng đã lọt qua, một lần nữa, trở lại võng mạc và đi ra khỏi mắt. Ngoài tạo ra luồng sáng kì quái, điều này còn giúp các tế bào cảm quan được tiếp nhận ánh sáng lần thứ hai. Thực tế, đèn ô tô được thiết kế dựa trên cấu trúc mắt này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá sấu cực kỳ nguy cấp sinh sản sau hai năm ghép đôi

Cá sấu cực kỳ nguy cấp sinh sản sau hai năm ghép đôi

Nỗ lực nhân giống của các nhà bảo tồn tại sở thú Rajshahi mở ra hy vọng hồi sinh loài cá sấu trên bờ vực tuyệt chủng ở Bangladesh.

Đăng ngày: 29/10/2019
Độc chiêu moi tim cóc mía để ăn của rái cá Australia

Độc chiêu moi tim cóc mía để ăn của rái cá Australia

Các nhà khoa học cho biết rái cá bản địa miền Tây Australia đã khám phá ra kĩ thuật mới để ăn loài cóc mía vốn chứa độc tính nguy hiểm.

Đăng ngày: 28/10/2019
Loài chim hậu đậu khi ở trên cạn lại là bậc thầy săn mồi dưới nước

Loài chim hậu đậu khi ở trên cạn lại là bậc thầy săn mồi dưới nước

Khi phát hiện thấy cá, chúng sẽ lao xuống mặt nước với tốc độ va chạm lên đến 100 km/giờ; con mồi dường như khó có cơ hội trở tay khỏi đòn tấn công chớp nhoáng này, tuy nhiên nếu chúng kịp tránh chim ó biển sẽ tiếp tục dùng chân và cánh để “truy sát”.

Đăng ngày: 27/10/2019
Phát hiện một loài chim mới

Phát hiện một loài chim mới "siêu nhút nhát" ở Colombia

Hôm thứ hai vừa qua, chính quyền thành phố Cali ở tây nam Colombia đã công bố phát hiện ra một loài chim mới đặc hữu của khu vực này với kích thước vô cùng nhỏ bé.

Đăng ngày: 26/10/2019
Chó đánh hơi phát hiện 6 ngôi mộ 3.000 năm tuổi

Chó đánh hơi phát hiện 6 ngôi mộ 3.000 năm tuổi

Chó giúp nhà khoa học tìm ra nhiều ngôi mộ chứa hài cốt người và một số cổ vật trên dãy núi Velebit, gần bờ biển Adriatic.

Đăng ngày: 26/10/2019
Cá heo sông Amazon nhiễm độc thủy ngân

Cá heo sông Amazon nhiễm độc thủy ngân

Các nhà bảo tồn phát hiện mức độ nhiễm độc thủy ngân đáng báo động ở quần thể cá heo sông Amazon do hoạt động khai thác vàng trái phép.

Đăng ngày: 25/10/2019
Ngựa lăn ra giả chết để trốn người cưỡi

Ngựa lăn ra giả chết để trốn người cưỡi

Con ngựa tên Jingang gây sốt mạng xã hội với biệt tài giả chết như thật mỗi khi có người đến gần để cưỡi nó.

Đăng ngày: 25/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News