Mỗi năm Trái đất phải hứng chịu 55 tấn thiên thạch

Mỗi năm có khoảng 55 tấn thiên thạch va vào Trái đất, trong đó có khoảng 2-3 tấn rơi xuống Nga, theo một nhà khoa học hàng đầu của Nga.


Hình ảnh thiên thạch va vào Trái đất - (Ảnh: NASA).

"Trong 55 tấn thiên thạch va vào Trái đất, chỉ có 10-15 tấn thiên thạch rơi xuống mặt đất, số còn lại rơi xuống các đại dương", ông Dmitry Badyukov - người đứng đầu Phòng thí nghiệm hóa học vũ trụ và khí tượng thuộc Học viện Khoa học Nga - nói với Hãng thông tấn TASS.

Theo ông Badyukov, ngày càng có nhiều thiên thạch được tìm thấy ở các sa mạc của Oman và Chile, cũng như ở các sông băng tại Nam Cực.

"Điều tốt ở Oman là ở đó không có cát. Đó là một khu vực ven biển và gió mùa thổi bay tất cả cát. Vì vậy một bề mặt đá nhẵn được hình thành ở đó, nơi các thiên thạch dần dần tích tụ", nhà khoa học giải thích sức hấp dẫn của khu vực đối với những người tìm kiếm thiên thạch.

Ông lưu ý điều này cũng đúng với Chile, bởi vì ở đó có rất ít cát.

Các sông băng ở Nam Cực cũng là nơi các nhà khoa học tìm thấy nhiều vật thể không gian rơi xuống Trái đất. Nhà nghiên cứu tiết lộ có những vùng băng xanh cũng tích tụ các thiên thạch.

Trên đất Nga, nổi bật là khu vực Chelyabinsk và Sihote-Alin.

Mười năm trước, năm 2013, một thiên thạch lớn đã đi vào bầu khí quyển của Trái đất và nổ trên lãnh thổ Chelyabinsk. Do đó, thiên thạch có tên Chelyabinsk. Đây là vật thể không gian lớn nhất rơi xuống Trái đất trong thế kỷ 20 và 21.

Thiên thạch đi vào bầu khí quyển của Trái đất, gây ra một vụ nổ lớn ở độ cao 20km và nhiều mảnh vỡ rơi xuống một khu vực rộng lớn ở vùng Chelyabinsk.

Mảnh vỡ lớn nhất của thiên thạch trút xuống vùng ngoại ô của hồ Chebarkul, cách Chelyabinsk 78km về phía tây. Sóng nổ và các mảnh thiên thạch đã làm hư hại khoảng 7.300 tòa nhà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News