Mona Lisa ẩn chứa hai diện mạo?
Nhà nghiên cứu nghệ thuật Silvani Vinceti nêu nghi vấn danh họa Leonardo da Vinci đã sử dụng hai người mẫu cho bức tranh Mona Lisa, một nam và một nữ.
Nhật báo Anh The Telegraph dẫn tuyên bố của chuyên gia Vinceti nói rằng ông đã sử dụng công nghệ hồng ngoại để nghiên cứu tác phẩm Mona Lisa, hay còn gọi là La Joconde, đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris. Theo đó, bức tranh được hai người làm mẫu.
Ông giải thích: "Tôi tin rằng công trình này thể hiện niềm đam mê lâu dài của Leonardo da Vinci với chủ đề lưỡng tính. Đối với da Vinci, cái đẹp hoàn hảo của con người phải là sự kết hợp cả nam và nữ".
Nghiên cứu mới nêu nghi vấn có hai người mẫu trong bức Mona Lisa. (Ảnh AP).
Ông Vinceti cho rằng mẫu đầu tiên là mặt Mona Lisa đẹp u buồn, không có dáng dấp của nụ cười. Hình mẫu phụ nữ mà nhiều sử gia đồng ý với nhau là dung nhan của Lisa Gherardini, phu nhân của một nhà buôn tơ lụa ở Florence.
Còn người nam, theo ông Vinceti, dường như là người trợ lý trong thời gian dài của da Vinci tên là Gian Giacomo Caprotti (còn gọi là Salai hay Quỷ nhỏ). Ông Venceti đi đến kết luận này bằng những so sánh giữa khuôn mặt trong Mona Lisa với những bức tranh khác do Caprotti làm mẫu - kể cả bức Thánh Gioan Tẩy giả khá nổi tiếng của Leonardo da Vinci.
Vinceti nói có thể nhận rõ phần nào hình ảnh của Caprotti, đặc biệt là phần trán, mũi và nụ cười trong bức Mona Lisa.
Tuy nhiên, cũng có một số người phản bác giả thuyết của ông Vinceti. Sử gia về nghệ thuật Martin Kemp tuyên bố: "Hình ảnh hồng ngoại không thể hậu thuẫn cho lập luận đó. Lý thuyết của Vinceti là một mớ hỗn độn những điều đã biết, những điều chưa được làm rõ và kết thúc bằng sự tưởng tượng".

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc
Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?
Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.
