Vụ tấn công trong ảnh xảy ra tại bán đảo Valdes. Các nhà khoa học từng ghi nhận hành vi tương tự của mòng biển từ 35 năm trước, nhưng mãi tới gần đây họ mới tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc. Vào năm 1974 chỉ có 1% cá voi tại Argentina bị mòng biển rỉa thịt. Nhưng tỷ lệ đó tăng lên tới 78% trong năm nay. Mòng biển để lại những chiếc hố sâu trên lưng cá voi. Một số vết thương có đường kính xấp xỉ 100 cm và được tạo nên bởi hàng nghìn vết mổ. Mục tiêu ưa thích của mòng biển là cá voi mới sinh và con non của chúng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 80% nạn nhân trong các cuộc tấn công là các cặp cá voi mẹ-con. Số lượng cá voi chết vì mòng biển tăng lên theo từng năm, trong đó cá voi non chiếm tỷ lệ lớn nhất. Thời gian kiếm mồi của cá voi mẹ giảm do chúng sợ mòng biển. Tình trạng đó khiến nhiều cá voi con rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Các nhà khoa học cho rằng mòng biển từng sinh sôi rất nhanh trong vài thập kỷ trước do chúng ăn chất thải từ những nhà máy chế biến hải sản gần bờ biển. Dần dần chúng học cách lấy thịt và mỡ từ những con cá voi sống. Phần lớn cá voi (trừ cá nhà táng) phải ngoi lên mặt nước để thở sau 3-20 phút nên chúng không thể trốn tránh được mòng biển. Lũ chim bay lượn trên mặt biển và lao xuống như điên khi nhìn thấy cá voi. Các nhà khoa học lo ngại rằng cá voi sẽ tới nơi khác để tránh mòng biển. Trong nhiều năm qua họ luôn phản đối việc bắn mòng biển, nhưng hiện nay đó dường như là cách duy nhất để bảo vệ cá voi. |