Mong chờ quan sát "Gấu ăn trăng"

Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) sẽ đưa kính thiên văn chất lượng cao để quan sát nguyệt thực toàn phần - hiện tượng thiên nhiên kỳ thú phải ba năm nữa mới có cơ hội nhìn thấy.

>>> Việt Nam sắp thấy nguyệt thực toàn phần
>>> Nguyệt thực toàn phần rõ nhất ở Trung Quốc

Chuẩn bị cho sự kiện thiên văn đáng chú ý cuối cùng trong năm, các câu lạc bộ thiên văn ở ba miền đã sẵn sàng về phương tiện và địa điểm cho việc quan sát nguyệt thực, các hành tinh và vì sao vào tối nay.

HAAC sẽ mang kính thiên văn lớn nhất của câu lạc bộ - Celestron 11, ra để quan sát nguyệt thực, thường được gọi theo cách dân dã là hiện tượng "gấu ăn trăng". Chiếc kính có đường kính 279mm có thể giúp quan sát tốt cả tinh vân và các hành tinh trong hệ mặt trời.


Nguyệt thực ở Brussels, Bỉ hồi tháng 6 năm nay. (Ảnh: AP)

Theo Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm HAAC, cho biết câu lạc bộ sẽ thuyết minh về quá trình diễn ra, gồm các giai đoạn một phần, toàn phần và thời điểm đạt cực đại. Điều này giúp người quan sát dễ dàng khám phá bầu trời, xác định phương hướng bằng các chùm sao và cách sử dụng bản đồ sao quay.

Tại Hà Nội, câu lạc bộ thiên văn sẽ tổ chức quan sát quay phim và chụp ảnh mặt trăng khi nguyệt thực qua kính thiên văn, biểu diễn bắn tên lửa nước, chiếu phim về thiên văn.

"Các thiết bị được sử dụng phần lớn là các kính thiên văn do chính các thành viên hội đầu tư và chế tạo. Ngoài ra, chương trình sẽ tổ chức diễn đàn nhỏ tại chỗ để giới thiệu, trình bày, thảo luận và trao đổi kiến thức về thiên văn học", Trương Ngọc Khánh, chủ tịch hội thiên văn Hà Nội, cho biết.

Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 21h06, lúc này toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21h33 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm nhất.

Trong năm nay, có hai lần xuất hiện hiện tượng nguyệt thực toàn phần, lần trước vào ngày tháng 6, là nguyệt thực dài nhất thế kỷ. nhưng đây là lần quan sát thuận lợi nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News