Morocco phát hiện hai loài khủng long bạo chúa hoàn toàn mới
Hai loài "anh em" dị hình của khủng long bạo chúa T-rex đã lộ diện ở một nơi tưởng chừng hoàn toàn vô lý, lẫn giữa hài cốt các quái vật biển khơi như thương long, thằn lằn đầu rắn, cá mập...
Hóa thạch khổng lồ của cặp quái vật vừa được khai quật ở lưu vực Ouled Abdoun, phía Bắc Morroco. Chúng sống cách đây 66 triệu năm, được mô tả là có mõm ngắn giống những con bulldog và "cánh tay" cực ngắn, gần giống hai mẩu thịt thừa.
Hai cá thể tuy khác loài nhưng cùng họ Abelisauridae, một họ khủng long ăn thịt ở bán cầu Nam, với vẻ ngoài và cả dòng máu gần với khủng long bạo chúa T-rex của bán cầu Bắc, theo tờ Sci-News.
Hai loài khủng long bạo chúa bên bờ biển cổ đại - (Ảnh đồ họa: Andrey Atuchin).
Tuy một con chỉ để lại bàn chân, một con chỉ để lại ống chân nhưng bộ dữ liệu khổng lồ về khủng long bạo chúa cũng một số dấu vết khác xung quanh đã giúp các nhà khoa học tái hiện lại cơ thể của chúng khi còn sống.
Một con dài 2,5m, trong khi con còn lại dài tận 5m, tức to hơn cả đa số T-rex.
Hai phần hóa thạch được tìm thấy từ 2 thị trấn cạnh nhau là Sidi Daoui và Sidi Chennane.
Nhưng điều gây khó hiểu nhất là hai thị trấn này từng là một vùng biển nhiệt đới nông trong kỷ Phấn Trắng, với những hài cốt của thằn lằn đầu rắn, thương long và cá mập từng lộ diện. Các nhà khoa học không mong đợi tìm thấy khủng long ở đó.
Trước đó đã có bằng chứng về một loài khủng long bạo chúa "anh em" khác từng tồn tại gần đó, cho thấy chỉ trong một khu vực bé nhỏ có tới 3 "vua quái vật" thống trị, cạnh tranh.
"Chúng nói với chúng ta rằng ngay trước cuộc khủng hoảng kỷ Phấn Trắng - Cổ sinh, đa dạng sinh học không hề suy giảm mà trái lại còn rất đa dạng" - Giáo sư Nour-Eddine Jalil, nhà cổ sinh vật học từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên và Đại học Cadi Ayyad (Morocco), tác giả chính, cho biết.
Cuộc khủng hoảng GS Jalil đề cập chính là vụ va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub 66 triệu năm trước, xóa bổ toàn bộ khủng long, thương long, ngư long, dực long..., kết thúc "kỷ nguyên quái vật" và góp phần đưa động vật có vú lên ngôi trong kỷ Cổ Sinh sau đó.
Nghiên cứu chính thức về hai loài quái vật này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
